Trang thông tin điện tử

Trang thông tin điện tử

Liên đoàn Lao động tỉnh Điện Biên

55 năm Xây dựng tổ chức Công đoàn tỉnh Điện Biên

Thứ ba - 03/04/2018 23:49
Ra đời trên mảnh đất giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, Công đoàn tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) sau 55 năm thành lập, trải qua 10 kỳ Đại hội và chuẩn bị Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ 11 vào trung tuần tháng 5/2018, đội ngũ CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn tỉnh đã trưởng thành nhanh chóng, sát cánh cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
           Những trang sử hào hùng và những bài học kinh nghiệm quý báu qua hơn nửa thế kỷ xây dựng tổ chức và phong trào hoạt động của đoàn viên, CNVCLĐ có ý nghĩa và tác dụng to lớn đối với các thế hệ cán bộ công đoàn và CNVCLĐ.
          Dưới sự lãnh đạo của Liên hiệp Công đoàn khu tự trị Tây Bắc, trong những năm (1955-1962), nhiều Công đoàn Châu được thành lập như: Công đoàn Châu Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa chùa, Mường Lay và một số Công đoàn cơ sở như: Nông trường Điện Biên, Công trường giao thông, Lâm trường ... Các Công đoàn đã tích cực vận động đoàn viên ra sức hàn gắn những vết thương chiến tranh, phục hồi sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp địa phương. Nhận thấy sự cần thiết phải thành lập tổ chức Công đoàn tỉnh, ngày 15/3/1963 Tỉnh ủy lâm thời Lai Châu đã ra quyết định số 04 và ngày 15/4/1963, ban Thư ký Tổng công đoàn Việt Nam ra quyết định số 214 chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Liên hiệp Công đoàn Lai Châu gồm 07 đồng chí. Sự thành lập Ban Chấp hành lâm thời Công đoàn tỉnh đã đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của phong trào công nhân, Công đoàn trong tỉnh. Tuy ra đời muộn song Công đoàn tỉnh đã đóng vai trò to lớn trong việc tổ chức, tập hợp CNVCLĐ động thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị mà Đảng, góp phần đưa sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa ở một tỉnh miền núi từng bước tiến kịp miền xuôi.
          Trong sự nghiệp xây dựng CNXH miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1963-1975). Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ Nhất (10/1963) nhấn mạnh về xây dựng tổ chức Công đoàn "Về mặt tổ chức phải củng cố Công đoàn tỉnh, cải tiến phương thức công tác để tăng cường nắm tình hình ở cơ sở. Phải đặc biệt chú trọng xây dựng Công đoàn cơ sở coi đó là khâu chính của công tác tổ chức". Năm 1963, toàn tỉnh có 11.998 công nhân, viên chức; 40 Công đoàn cơ sở với 5.738 đoàn viên; các Công đoàn huyện chưa được thành lập. Sau Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ Nhất (01/1964), công tác xây dựng tổ chức Công đoàn có nhiều chuyển biến, bộ máy lãnh đạo cơ quan Liên hiệp Công đoàn tỉnh được củng cố, kiện toàn, có nội dung hoạt động cụ thể và tăng cường chỉ đạo cơ sở, lấy Công đoàn cơ sở làm khâu cơ bản, lấy bảo vệ và phát huy quyền làm chủ tập thể XHCN của CNVC làm động lực xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh. Thực hiện Chỉ thị của Ban Thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam, 09 Công đoàn ngành trong tỉnh được thành lập gồm: CĐN Lâm nghiệp, Nông trường, Y tế, Giáo dục, Kiến trúc, Tài chính, Giao thông, Thương nghiệp và Bưu điện. Để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, Công đoàn tỉnh đã cử 25 người đi đào tạo dài hạn tại Trường Công đoàn Trung ương, mở các 01 bồi dưỡng dài hạn 3 tháng cho 55 cán bộ công đoàn và mở 01 lớp ngắn hạn (7 ngày) cho 365 cán bộ tổ trưởng, tổ phó công đoàn. Công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế (1971-1975), sau chiến tranh phá hoại, các cơ sở sản xuất trong tỉnh từng bước được phục hồi, trong đó một số cơ sở được đầu tư mở rộng, thu hút thêm lao động bổ sung vào đội ngũ công nhân. Năm 1971, tổng số cán bộ, CNVC tỉnh lên tới 20.000 người. Cùng với sự phát triển của đội ngũ công nhân, tổ chức Công đoàn tỉnh có những thay đổi cơ bản, từ 73 CĐCS (1964) đã tăng lên 171 CĐCS và 9 Công đoàn ngành với 14.000 đoàn viên. Sự phát triển mạnh mẽ về tổ chức là kết quả của quá trình củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của các cấp Công đoàn. Liên hiệp Công đoàn tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng năng lực hoạt động của cán bộ công đoàn. Tổ chức Công đoàn càng phát triển, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công đoàn phải được tăng cường, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới. Được sự quan tâm của cấp Ủy Đảng, việc điều động bổ sung, đề bạt đội ngũ cán bộ công đoàn không những tăng nhanh về số lượng, ngày càng nâng cao về chất lượng, từ 45 cán bộ công đoàn chuyên trách và gần 1.000 cán bộ công đoàn không chuyên trách, đã phát triển lên 112 cán bộ công đoàn chuyên trách và hơn 2.000 cán bộ công đoàn không chuyên trách. Đây là vốn quý, hạt nhân quan trọng, trung tâm đoàn kết mọi lực lượng lao động chân tay và trí óc trong các phong trào hành động cách mạng và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh của tỉnh.
          Trong chặng đường đầu cùng cả nước xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN (1976-1985). Công tác xây dựng tổ chức Công đoàn đặc biệt được quan tâm, Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ Hai (ngày 27/01/1976), đề ra mục tiêu quan trọng: "Chú ý tới việc kiện toàn tổ chức Công đoàn ở các cấp, nhất là Công đoàn cơ sở. Đồng thời Nghị quyết Đại hội cũng chỉ rõ phải củng cố các ban quần chúng, Công đoàn ngành địa phương và nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan Liên hiệp Công đoàn tỉnh". Thực hiện Chỉ thị của Ban thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam về việc thành lập các Công đoàn cấp huyện ở các tỉnh biên giới, Liên hiệp công đoàn tỉnh đã nhanh chóng thống nhất với các huyện ủy triển khai thành lập 08 Công đoàn huyện, thị xã từ giữa năm 1979. Năm 1980, đội ngũ CNVC tỉnh đã phát triển tới 31.365 người; hệ thống tổ chức Công đoàn các cấp từng bước được kiện toàn, đã phát triển tới 200 CĐCS, hơn 2.000 tổ Công đoàn; 13.000 đoàn viên công đoàn; 200 cán bộ công đoàn chuyên trách.
          Bước vào những năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm (1981-1985) phong trào công nhân, viên chức và hoạt động của các cấp Công đoàn trong tỉnh có thuận lợi căn bản. Đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức phát triển cả về số lượng và chất lượng với 28.991 người. Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực tiễn phong trào công nhân và hoạt động công đoàn, Nghị quyết Đại hội III (từ 15-17/12/1983) đã chỉ rõ phải chú trọng củng cố Công đoàn làm tốt cả 3 mặt: Công tác tổ chức, công tác xây dựng và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân, viên chức. Xây dựng và củng cố Công đoàn cơ sở là nhiệm vụ hàng đầu của công tác tổ chức công đoàn. Phải chú trọng củng cố các cơ sở biên giới, cơ sở trọng điểm kinh tế và các cơ sở trong ngành Lâm nghiệp. Nét nổi bật hoạt động công đoàn trong thời kỳ này là công tác xây dựng tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động công đoàn. Trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, Liên hiệp Công đoàn tỉnh đã lấy cơ sở huyện và một số cơ sở trọng điểm về kinh tế để tổ chức bồi dưỡng cán bộ công đoàn; trong 2 năm (1981-1982), đã cử 15 cán bộ học các lớp chính trị, nghiệp vụ Công đoàn trong  nước và ngoài nước; 04 cán bộ tập huấn trong nước và ngoài nước; tổ chức tập huấn cho 120 ủy viên Chấp hành và 916 tổ trưởng, tổ phó công đoàn. Năm 1983, Công đoàn tỉnh có 2.200 tổ công đoàn, 482 Công đoàn bộ phận, 268 CĐCS; 07 Công đoàn ngành, 08 Công đoàn huyện, thị xã; 3.519 tổ trưởng, tổ phó công đoàn; 3.014 Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn các cấp; 155 cán bộ công đoàn chuyên trách.
          Tuy nhiên, tổ chức Công đoàn vẫn còn nhiều điểm yếu, số CĐCS yếu kém có ngành chiếm 50% như Lâm nghiệp... hơn 70% cán bộ công đoàn cơ sở  chưa được đào tạo về lý luận Công đoàn và 75% chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động công đoàn. Công tác xây dựng tổ chức Công đoàn cũng chưa tập trung đúng mức cho cơ sở. Công đoàn ngành, huyện, thị xã chưa làm rõ chức năng nhiệm vụ của mình, chưa đi sâu vào kinh tế, kỹ thuật ngành nghề. Mối quan hệ chỉ đạo của hệ thống Công đoàn còn chồng chéo, cồng kềnh nhiều đầu mối. Trình độ cán bộ công đoàn nói chung còn thấp, số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách tăng nhưng không mạnh và chưa đáp ứng được đòi hỏi của phong trào công nhân và Công đoàn trong công cuộc đổi mới.
          Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) về  đổi mới toàn diện đất nước, Đảng đề ra đường lối đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở nước ta với các nội dung cơ bản: Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo. Đại hội đã đưa ra quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa dựa trên 3 nguyên tắc: Nhất thiết phải theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp. Phải xuất phát từ thực tế của nước ta và là sự vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.
          Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện của Đảng, Nghị quyết các kỳ họp Ban Chấp hành Công đoàn khóa IV và Nghị quyết Đại hội V Công đoàn tỉnh (ngày 22/8/1988), đã chỉ rõ về công tác tổ chức đến năm 1993: "Tổ chức nâng cao năng lực cán bộ, đổi mới phương thức hoạt động công đoàn". Bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội, đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn có những thuận lợi cơ bản. Công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng bước đầu có những chuyển biến tích cực trong đời sống chính trị xã hội của đất nước. Một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước mở ra hướng đi mới, tạo điều kiện cho các tỉnh miền núi phát triển kinh tế, văn hóa. nhưng bên cạnh đó, khó khăn đối với công nhân, lao động và tổ chức Công đoàn cũng không phải ít. Quá trình chuyển đổi  từ cơ chế quản lý quan liêu bao cấp sang hoạch toán kinh doanh XHCN cũng gây ra những xáo trộn trong đời sống kinh tế, xã hội của tỉnh. Ngay từ đầu năm 1989, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã xác định "Mọi hoạt động của Công đoàn đều bằng phương pháp hoạt động quần chúng, địa bàn hoạt động là cơ sở, đối tượng vận động là CNVCLĐ. Mục tiêu hoạt động là xây dựng phong trào, thông qua xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh theo yêu cầu mới". Trong công tác tổ chức cán bộ, thực hiện công thức "4 giảm, 1 tăng" (giảm bộ máy cồng kềnh, giảm đầu mối trung gian, giảm cán bộ chuyên trách và giảm hội họp; tăng cán bộ bán chuyên trách và tăng chất lượng phong trào). Sau hơn 1 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội, bộ máy cơ quan LĐLĐ tỉnh từ 11 ban giảm còn 8 ban và 62 cán bộ xuống còn 40 cán bộ. Số Công đoàn ngành giảm từ 09 ngành xuống còn 06 ngành. Cán bộ công đoàn chuyên trách từ 134 người giảm xuống còn 127. Đến cuối năm 1993, toàn tỉnh có 19.116 cán bộ, CNVCLĐ, trong đó 17.216 đoàn viên công đoàn. 101 cán bộ công đoàn chuyên trách; 3.047 cán bộ công đoàn không chuyên trách; 1.454 tổ công đoàn; 346 công đoàn bộ phận; 299 CĐCS.
         Tiếp tục sự nghiệp đổi mới của Đảng, Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ VI (ngày 26-28/5/1993), đã ra Nghị quyết: "Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao năng lực của độ ngũ cán bộ công đoàn, góp phần xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh". Trong nhiệm kỳ 1993-1998, hoạt động công đoàn đã có nhiều đổi mới về nội dung cũng như phương thức hoạt động, đã bám sát và cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII Đại hội Đảng toàn quốc, Nghị quyết IX tỉnh Đảng bộ tỉnh, chương trình hành động của Công đoàn. Từng thời kỳ Công đoàn chọn những việc trọng tâm, chọn điểm chỉ đạo, quan tâm công tác sơ, tổng kết, tăng cường mối quan hệ với các cấp các ngành triển khai thực hiện. Trong nhiệm kỳ, do yêu cầu sắp xếp lại sản xuất và tinh giảm biên chế, sự tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến chuyển dịch một lực lượng CNVCLĐ từ các khu vực nhà nước sang các thành phần kinh tế khác. Đến năm 1997, tổng số CNVCLĐ toàn tỉnh còn 17.582 người, trong đó 16.832 đoàn viên công đoàn. Số tổ công đoàn 1.409; Công đoàn bộ phận 416; Công đoàn cơ sở 388 (trong đó, HCSN 336, SXKD 52). Cán bộ công đoàn chuyên trách 76 người; cán bộ công đoàn không chuyên trách 2.546 người.
        Trên cơ sở thực tiễn, tình hình CNVCLĐ và Công đoàn, Nghị quyết Đại hội VII, VIII, IX, X Công đoàn tỉnh đề ra phương hướng, mục tiêu: Tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung phương thức hoạt động hướng mạnh về cơ sở, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế. Thực hiện các Nghị quyết Đại hội, công tác tổ chức và hoạt động công đoàn được đổi mới, đối tượng phạm vi hoạt động công đoàn ngày càng mở rộng đến các thành phần kinh tế, các xã phường. Đội ngũ CNVCLĐ trong tỉnh phát triển cả về số lượng, chất lượng, có kiến thức chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ từng bước đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH. Đến năm 2003, tổng số CNVCLĐ toàn tỉnh có khoảng 3 vạn người, trong đó 20.120 đoàn viên công đoàn. Công đoàn tỉnh gồm 07 ban chuyên đề, 12 LĐLĐ huyện, thị xã; 08 Công đoàn ngành; 464 CĐCS và 69 cán bộ công đoàn chuyên trách.
          Tháng 01/2004 chia tách tỉnh (Lai châu thành hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu), tỉnh Điện Biên có 24.286 CNVCLĐ, trong đó có 19.943 đoàn viên công đoàn; 07 LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố; 570 CĐCS; 62 cán bộ công đoàn chuyên trách. Việc chia tách tỉnh cùng với sự phát triển nhanh doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đội ngũ CNVCLĐ tỉnh Điện Biên có sự phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Nội dung, phương thức hoạt động công đoàn được đổi mới, hướng mạnh về cơ sở, hướng về đoàn viên và người lao động; tập trung phát triển đoàn viên, thành lập mới các Công đoàn cơ sở, xây dựng Công đoàn các cấp vững mạnh. Tháng 3/2013, toàn tỉnh có 35.100 cán bộ, đoàn viên, lao động (Trong đó số lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị, DN có tổ chức Công đoàn là 33.048 người), trong đó có 32.883 đoàn viên công đoàn. Công đoàn tỉnh có 06 phòng, ban chuyên đề; 07 Công đoàn ngành, 01 Công đoàn Viên chức, 09 LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố; 1.021 CĐCS và 85 cán bộ công đoàn chuyên trách (trong đó, 17 cán bộ hợp đồng lao động).
         Trước thềm chuẩn bị tổ chức Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2018-2023, dự kiến tổ chức vào tháng 5/2018. Đại hội có nhiệm vụ, ý nghĩa quan trọng kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X Công đoàn tỉnh, định hướng cho sự phát triển của tổ chức Công đoàn, đoàn viên và công nhân lao động trong giai đoạn mới. Với phương châm "Dân chủ, đổi mới, phát triển, vì đoàn viên và người lao động"; tập trung đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn theo hướng thiết thực hiệu quả; xác định rõ nhiệm vụ của mỗi cấp công đoàn; trú trọng đại diện chăm lo, bảo vệ đối với người lao động, tăng cường phát triển lợi ích đoàn viên; phát huy vai trò của tập thể đoàn viên trong xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
          Thực tiễn qua 55 năm thành lập và phát triển, khác với tổ chức Công đoàn ở nhiều địa phương trong cả nước, tổ chức Công đoàn tỉnh Điện Biên ra đời gần như đồng thời với đội ngũ công nhân, với việc thành lập tỉnh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, các cấp công đoàn trong tỉnh cũng bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vận dụng sáng tạo có hiệu quả vào điều kiện cụ thể của địa phương, phát huy vai trò của tổ chức chính trị của Đảng, chỗ dựa vững chắc của chính quyền, là người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; trong 55 năm hoạt động, tổ chức Công đoàn tỉnh đã góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của tỉnh Điện Biên trong các thời kỳ. Với những đóng góp đó, Công đoàn tỉnh đã vinh dự được Nhà nước, Chính phủ ghi nhận, tặng thưởng Huân chương Độc Lập hạng Ba; Huân Chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba cho Công đoàn tỉnh Điện Biên.


                                                                                                       Vũ Thị Tươi - Trưởng ban TG-NC LĐLĐ tỉnh Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

2010-CV/TU

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh

Thời gian đăng: 28/10/2024

lượt xem: 81 | lượt tải:25

1754/QĐ-TLĐ

Quyết định số 1754/QĐ-TLĐ Về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2025

Thời gian đăng: 23/09/2024

lượt xem: 649 | lượt tải:291

32/HD-TLĐ

Hướng dẫn số 32/HD-TLĐ về việc xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2025

Thời gian đăng: 23/09/2024

lượt xem: 407 | lượt tải:184

1411/QĐ-TLĐ

Quyết định số 1411/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn

Thời gian đăng: 28/10/2024

lượt xem: 472 | lượt tải:269

24/TB-LĐLĐ

24/TB-LĐLĐ Thông báo công khai dự toán thu, chi tài chính công đoàn LĐLĐ tỉnh Điện Biên năm 2024

Thời gian đăng: 09/10/2024

lượt xem: 122 | lượt tải:47

25/TB-LĐLĐ

25/TB-LĐLĐ Thông báo công khai quyết toán thu, chi tài chính công đoàn LĐLĐ tỉnh Điện Biên năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2024

lượt xem: 142 | lượt tải:50

92/CT-UBND

Chỉ thị số 92/CT-UBND về việc trích nộp kinh phí công đoàn

Thời gian đăng: 29/03/2023

lượt xem: 1476 | lượt tải:460

5440/QĐ-TLĐ

Quyết định số 5440/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2023

Thời gian đăng: 13/10/2022

lượt xem: 3242 | lượt tải:1332

65/HD-TLĐ

Hướng dẫn số 65/HD-TLĐ hướng dẫn xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2023

Thời gian đăng: 13/10/2022

lượt xem: 2648 | lượt tải:1275

5051/QĐ-TLĐ

Quyết định số 5051/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định chế độ chi tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII Công đoàn Việt Nam

Thời gian đăng: 05/08/2022

lượt xem: 5809 | lượt tải:2703
Thống kê
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay5,975
  • Tháng hiện tại156,168
  • Tổng lượt truy cập16,765,978
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây