Trang thông tin điện tử

Trang thông tin điện tử

Liên đoàn Lao động tỉnh Điện Biên

Công đoàn tỉnh Điện Biên các kỳ Đại hội

Thứ tư - 04/04/2018 05:37
Tổ chức Công đoàn tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) ra đời gần như đồng thời với đội ngũ công nhân, với việc thành lập tỉnh.
          Dưới sự lãnh đạo của Liên hiệp Công đoàn khu tự trị Tây Bắc, trong những năm (1955-1962), nhiều Công đoàn Châu được thành lập như: Công đoàn Châu Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa chùa, Mường Lay và một số Công đoàn cơ sở như: Nông trường Điện Biên, Công trường giao thông, Lâm trường ... Các Công đoàn đã tích cực vận động đoàn viên ra sức hàn gắn những vết thương chiến tranh, phục hồi sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp địa phương. Nhận thấy sự cần thiết phải thành lập tổ chức Công đoàn tỉnh, ngày 15/3/1963 Tỉnh ủy lâm thời Lai Châu đã ra quyết định số 04 và ngày 15/4/1963 ban Thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam ra quyết định số 214 chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Liên hiệp Công đoàn Lai Châu gồm 07 đồng chí. Sự thành lập Ban Chấp hành lâm thời Công đoàn tỉnh đã đánh dấu sự trưởng thành và phát triển của phong trào công nhân, Công đoàn trong tỉnh. Trong 55 năm hoạt động, tổ chức Công đoàn tỉnh đã góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của tỉnh Điện Biên trong các thời kỳ.  Qua 55 năm ra đời, phát triển và trưởng thành, trải qua 10 kỳ Đại hội: 
            Đại hội đại biểu Công đoàn tỉnh lần thứ Nhất tổ chức tháng 01/1964, có 150 đại biểu thay mặt cho 6.592 đoàn viên hoạt động trong 73 CĐCS về dự Đại hội. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn tỉnh gồm 15 đ/c; Ban Thường vụ 05 đ/c, Đồng chí Hoàng Minh Các giữ chức vụ Thư ký. Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ của phong trào công nhân, viên chức và Công đoàn là: "Đoàn kết giáo dục toàn thể công nhân, viên chức tăng cường ý chí chiến đấu nâng cao giác ngộ giai cấp, khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh phong trào thi đua phấn đấu trở thành tổ đội lao động XHCN, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 1964 và kế hoạch 5 năm. Qua đó xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh về mọi mặt. Đồng thời nâng cao một bước đời sống của người lao động".
          Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ Hai tổ chức ngày 27/01/1976, hơn 200 đại biểu thay mặt cho gần 2 vạn công nhân, viên chức trong tỉnh về dự. Đại hội bầu Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn tỉnh gồm 25 đồng chí; đồng chí Hoàng Minh Các làm thư ký. Đại hội khẳng định những thành tựu mà giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn tỉnh đã đạt được trong 12 năm qua, đồng thời chỉ ra phương hướng nhiệm vụ của các cấp Công đoàn trong thời gian tới là: "Ra sức phát huy những thành tích và những bài học thực tiễn 12 năm hoạt động, quyết tâm sửa chữa những thiếu sót và nhược điểm, bám sát nhiệm vụ, mục tiêu và nội dung công tác vận động quần chúng của Đảng, làm cho phong trào công nhân, viên chức và Công đoàn có hiệu lực trong việc tham gia quản lý kinh tế, quản lý sản xuất, nhất là quản lý lao động và xây dựng cuộc sống mới phát huy công nông liên minh nhằm tạo nên phong trào thi đua sôi nổi, liên tục đều khắp đạt kết quả kinh tế thiết thực. Đẩy mạnh 3 cuộc cách mạng thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng và Nghị quyết Công đoàn Việt Nam".
          Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ III, họp từ ngày 15-17/12/1980, dự Đại hội có 206 đại biểu. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Liên hiệp công đoàn tỉnh gồm 29 đồng chí; Ban thường vụ 09 đồng chí. Đồng chí Lò Văn Inh là thư ký. Đại hội xác định nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong những năm 1981-1983 là: "Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng công nhân, viên chức, bồi dưỡng nâng cao dần ý thức và năng lực làm chủ tập thể, nâng cao ý thức cảnh giác, kịp thời đập tan mọi hành động chiến tranh của địch, ra sức động viên, tổ chức phong trào cách mạng của công nhân, viên chức "tay búa, tay súng" vượt khó đi lên. Phát huy các thế mạnh và tiềm năng của tỉnh, khai thác và sử dụng tốt lao động, đất, rừng và cơ sở vật chất hiện có. Phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà nước, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội, bảo vệ cơ quan, xí nghiệp an toàn, tham gia cùng với cơ quan Nhà nước thực hiện chế độ chính sách, mạnh bạo áp dụng các hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiên tiến. Kết hợp "3 lợi ích" đồng thời vận động phong trào tăng gia chăn nuôi góp phần ổn định và cải thiện đời sống công nhân, viên chức. Chăm lo xây dựng tổ chức, củng cố cơ sở, nhất là cơ sở trọng điểm, làm tốt công tác cán bộ công đoàn, giáo dục công nhân, viên chức tham gia xây dựng Đảng bảo vệ chính quyền, gương mẫu chấp hành mọi chính sách dân tộc. Tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong công nhân, viên chức và ngoài xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với tỉnh bạn Lào"
          Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ IV, tổ chức từ ngày 07-10/6/1983, có 200 đại biểu tham dự. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 31 đồng chí; Ban Thường vụ 07 đồng chí, đồng chí Lê Hạnh Nguyên giữ chức Thư ký. Đại hội đề ra nhiệm vụ chung cho các cấp Công đoàn trong tỉnh những năm 1984-1988 là: "Động viên CNVC nêu cao ý thức tự lực, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm, đi đầu trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng và kế hoạch của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ tập thể của CNVC, khai thác mọi khả năng tiềm tàng để phát triển sản xuất. Thay mặt CNVC tham gia cải tiến quản lý kinh tế, cải tiến quản lý xí nghiệp. Cùng các cấp chính quyền chăm lo giải quyết các vấn đề cụ thể về điều kiện sản xuất, vấn đề ăn, ở, đi lại, học hành, khám chữa bệnh, nhằm ổn định và từng bước cải thiện đời sống cho người lao động. Tiếp tục nâng cao ý thức giai cấp cho đoàn viên và công nhân, viên chức. Xây dựng người công nhân mới XHCN, tham gia xây dựng Đảng, bảo vệ chính quyền; đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực, chống địch phá hoại. giáo dục CNVC thực hiện nhiệm vụ quốc tế của Đảng, đặc biệt là mối quan hệ giữa Lai Châu (Điện Biên) - Phong Sa Ly, kiện toàn tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động công đoàn các cấp". Trọng tâm công tác công đoàn thời kỳ này là tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ, góp phần thực hiện thắng lợi mọi chỉ tiêu, kế hoạch của Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ VI, với mục kinh tế đến năm 1983 phải đạt được 183 ngàn tấn lương thực quy thóc; 2,20ha đậu tượng; 133 ngàn con lợn; 800ha rừng; 10.26 triệu đồng giá trị tổng sản lượng công nghiệp.
          Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ V, tổ chức ngày 22/8/1988, dự Đại hội có 198 đại biểu. Đại hội bầu Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh 33 đồng chí; Ban Thường vụ 11 đồng chí. Đồng chí Lê Hạnh Nguyên giữ chức vụ Chủ tịch. Đại hội đã ra nghị quyết chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu chủ yếu của các cấp Công đoàn trong tỉnh đến năm 1993 là: Vận động công nhân, viên chức đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tổ chức phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hiện 3 chương trình kinh tế. Đổi mới các hình thức, biện pháp tổ chức chỉ đạo phong trào thi đua. Phát động công nhân, viên chức thi đua thực hiện thắng lợi 3 chương trình kinh tế. Chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích chính đáng của công nhân, viên chức. Tổ chức nâng cao năng lực cán bộ, đổi mới phương thức hoạt động công đoàn.
          Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ VI, được tổ chức từ ngày 26-28/5/1993, dự Đại hội có 175 đại biểu. Đại hội bầu 33 đồng chí vào Ban Chấp hành, Hội nghị Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ 11 đồng chí, đồng chí Lê Hạnh Nguyên giữ chức vụ Chủ tịch. Đại hội xác định mục tiêu của tổ chức Công đoàn "Coi trọng giáo dục ý thức giai cấp công nhân trong cán bộ, CNVCLĐ, nhằm phát huy tinh thần tự lực tực cường, vượt qua khó khăn, tạo ra các phong trào cách mạng và sáng tạo trong lao động, sản xuất và công tác . Đồng thời có biện pháp tích cực bảo vệ lợi ích người lao động, bảo đảm công bằng, bảo đảm chính sách dân tộc; chú trọng xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Cải tiến phương thức hoạt động của từng loại công đoàn phù hợp với giai đoạn mới".
          Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ VII, tổ chức từ ngày 05-08/5/1998, dự Đại hội có 197 đại biểu. Đại hội bầu Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh 39 đồng chí, Ban Thường vụ 11 đồng chí. Đồng chí Lê Hạnh Nguyên giữ chức vụ Chủ tịch. Bầu Ủy ban Kiểm tra 05 đồng chí, đồng chí Lữ Giang Bình làm chủ nhiệm. Đại hội xác định mục tiêu chủ yếu "Tiếp tục đổi mới tổ chức và nội dung phương thức hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, xây dựng giai cấp công nhân về mọi mặt, làm nòng cốt trong khối liên minh Công - Nông - Trí thức, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng Nông - Lâm - Công nghiệp, chế biến, dịch vụ và du lịch; từng bước cải thiện điều kiện lao động và nâng cao một bước đời sống vật chất tinh thần cho CNVCLĐ góp phần cùng nhân dân các dân tộc xây dựng tỉnh vững về chính trị, mạnh về quốc phòng, an ninh; vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, văn minh".
          Đại hội Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ VIII, từ ngày 24-26/6/2003, dự Đại hội có 220 đại biểu. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 39 đồng chí; Ban Thường vụ 13 đ/c. Đồng chí Đỗ Ngọc Hiền giữ chức vụ Chủ tịch. Sau khi chia tách tỉnh 1/2004 đồng chí Trần Ngọc Hùng giữ chức vụ Chủ tịch. Đại hội xác định phương hướng hoạt động là "Tiếp tục đổi mới tổ chức và nội dung hoạt động công đoàn, đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức Công đoàn trong các thành phần kinh tế, xây dựng giai cấp công nhan và tổ chức Công đoàn vững mạnh, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, làm nòng cốt trong khối liên minh công - Nông - trí thức, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc. Phát động các phong trào hành động cách mạng sôi nổi, rộng khắp có hiệu quả trong CNVCLĐ. Chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVCLĐ. tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh xây dựng Điện Biên vững mạnh về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng an ninh, vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
           Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ IX, tổ chức từ ngày 10-12/6/2008, dự Đại hội có 239 đại biểu. Đại hội bầu Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh gồm 35 đồng chí; Ban Thường vụ 11 đồng chí. đồng chí Hoàng Ngọc Vinh giữ chức vụ Chủ tịch; Ủy ban Kiểm tra 05 đồng chí, đồng chí Đặng Thị Ngát làm chủ nhiệm. Khẩu hiệu hành động trong nhiệm kỳ IX là "Đổi mới, sáng tạo hoạt động công đoàn, vì quyền, lợi ích của đoàn viên, CNVCLĐ, vì sự phát triển bền vững của tỉnh Điện Biên.
Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ X, từ ngày 06-07/3/2013, có 237 đại biểu. Cơ cấu Ban Chấp hành 37 đồng chí, tại Đại hội bầu 36 đồng chí, để khuyết 01 (để bầu bổ sung khi thành lập Công đoàn huyện Nậm Pồ). Tại phiên họp Ban Chấp hành thứ nhất, bầu Ban Thường vụ gồm 12 đồng chí, bầu đồng chí Hoàng Ngọc Vinh - giữ chức vụ Chủ tịch. Đại hội đề ra khẩu hiệu hành động “Dân chủ, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn; vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; góp phần xây dựng tỉnh Điện Biên phát triển bền vững”.
           Công đoàn tỉnh Điện Biên 55 năm thành lập (15/4/1963-15/4/2018), trải qua 10 kỳ Đại hội và trước thềm Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2018-2023, dự kiến tổ chức vào tháng 5/2018. Đại hội XI có nhiệm vụ quan trọng kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, đoàn viên và công nhân lao động trong giai đoạn mới. Với phương châm dân chủ, đổi mới, phát triển, vì đoàn viên và người lao động; tập trung đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn theo hướng thiết thực hiệu quả; xác định rõ nhiệm vụ của mỗi cấp Công đoàn; trú trọng đại diện chăm lo, bảo vệ đối với người lao động, tăng cường phát triển lợi ích đoàn viên; phát huy vai trò của tập thể đoàn viên trong xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.

 
                                                                                                 Vũ Thị Tươi - Trưởng ban TG-NC Liên đoàn Lao động tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

2010-CV/TU

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh

Thời gian đăng: 28/10/2024

lượt xem: 81 | lượt tải:25

1754/QĐ-TLĐ

Quyết định số 1754/QĐ-TLĐ Về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2025

Thời gian đăng: 23/09/2024

lượt xem: 648 | lượt tải:291

32/HD-TLĐ

Hướng dẫn số 32/HD-TLĐ về việc xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2025

Thời gian đăng: 23/09/2024

lượt xem: 407 | lượt tải:184

1411/QĐ-TLĐ

Quyết định số 1411/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn

Thời gian đăng: 28/10/2024

lượt xem: 472 | lượt tải:269

24/TB-LĐLĐ

24/TB-LĐLĐ Thông báo công khai dự toán thu, chi tài chính công đoàn LĐLĐ tỉnh Điện Biên năm 2024

Thời gian đăng: 09/10/2024

lượt xem: 122 | lượt tải:47

25/TB-LĐLĐ

25/TB-LĐLĐ Thông báo công khai quyết toán thu, chi tài chính công đoàn LĐLĐ tỉnh Điện Biên năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2024

lượt xem: 142 | lượt tải:50

92/CT-UBND

Chỉ thị số 92/CT-UBND về việc trích nộp kinh phí công đoàn

Thời gian đăng: 29/03/2023

lượt xem: 1476 | lượt tải:460

5440/QĐ-TLĐ

Quyết định số 5440/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2023

Thời gian đăng: 13/10/2022

lượt xem: 3242 | lượt tải:1332

65/HD-TLĐ

Hướng dẫn số 65/HD-TLĐ hướng dẫn xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2023

Thời gian đăng: 13/10/2022

lượt xem: 2648 | lượt tải:1275

5051/QĐ-TLĐ

Quyết định số 5051/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định chế độ chi tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII Công đoàn Việt Nam

Thời gian đăng: 05/08/2022

lượt xem: 5809 | lượt tải:2703
Thống kê
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay5,808
  • Tháng hiện tại156,001
  • Tổng lượt truy cập16,765,811
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây