Nghị quyết 20/NQ-TW đă xác định nhiệm vụ quan trọng cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị trong việc xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện nghị quyết, nhiều vấn đề bức xúc, cấp bách liên quan đến giai cấp công nhân vẫn chưa được giải quyết.
Đời sống CNLĐ còn nhiều khó khăn
Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giai cấp công nhân nước ta đă có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức. Giai cấp công nhân đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lănh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xă hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giai cấp công nhân đă đóng góp trực tiếp to lớn vào quá tŕnh phát triển của đất nước, cùng với các giai cấp, tầng lớp và thành phần xă hội khác, giai cấp công nhân nước ta là cơ sở chính trị - xă hội vững chắc của Đảng và Nhà nước. Trong quá tŕnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, việc làm và đời sống của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên có một thực tế sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và tŕnh độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lư giỏi, công nhân lành nghề. Tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động trong một bộ phận công nhân lao động c̣n nhiều hạn chế. Đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống. Địa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ. Giai cấp công nhân c̣n hạn chế về phát huy vai tṛ ṇng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lănh đạo của Đảng. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều. Việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đang có nhiều khó khăn, bức xúc, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Chính v́ vậy Nghị quyết số 20/NQ-TW xác định phải phấn đấu quyết liệt để đạt sự chuyển biến tối đa về giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân (về nhà ở tại các khu công nghiệp, tiền lương và thu nhập, bảo hiểm xă hội, nơi sinh hoạt văn hoá, cơ sở nuôi dạy trẻ...). Tạo được chuyển biến thật sự mạnh mẽ và rơ rệt trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân tương xứng với những thành quả của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và những đóng góp của giai cấp công nhân. Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong các loại h́nh doanh nghiệp.
Nhiều vấn đề bức xúc, cấp bách
Trước nhiều vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân, Đảng đă ban hành Nghị quyết 20/ NQ-TW. Tuy nhiên theo tiến sĩ Đặng Quang Điều Viện trưởng Viện Công nhân và công đoàn, đến nay sau 5 năm thực hiện NQ nhiều bức xúc cấp bách liên quan đến giai cấp công nhân vẫn dậm chân tại chỗ, chưa có sự thay đổi tiến bộ đáng kể . Tới đây Trung ương sẽ sơ kết 5 năm thực hiện NQ 20/NQ-TW, c̣n hiện Viện Công nhân và công đoàn đang điều tra khảo sát kết quả sau 5 năm giải quyết các vẫn đề bức xúc cấp bách của giai cấp công nhân để xem những vấn đề bức xúc, cấp bách nào đă được giải quyết và giải quyết đến đâu.
Tuy nhiên ông Điều cho biết, qua kết quả thực tiễn tiếp cận các báo cáo, phản ánh của CNLĐ, và tổ chức công đoàn ở cơ sở th́ nhiều vấn đề bức xúc chưa được giải quyết. Bức xúc nhất của CNLĐ là tiền lương và cần được giải quyết ngay th́ sau nhiều lần điều chỉnh đến nay lương tối thiểu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của NLĐ. “Tiền lương tối thiểu hiện chỉ đáp ứng 50-60% nhu cầu cuộc sống của CNLĐ do vậy không khác ǵ 5 năm trước đây. Lương tăng nhỏ giọt trong khi giá cả tăng chóng mặt. Rơ ràng tiền lương tối thiểu chưa được cải thiện th́ cuộc sống của CNLĐ c̣n khó khăn”, ông Điều bức xúc.
Vấn đề bức xúc và cấp bách thứ hai đối với CNLĐ là thực trạng DN nợ BHXH, BHYT và các các khoản bảo hiểm khác, th́ so với 5 năm trước hiện nay vẫn nan giải chưa có hướng giải quyết. Nợ BHXH không những không dừng lại mà c̣n tăng lên. 5 năm trước nợ BHXH khoảng 5 ngàn tỷ đồng, nay tổng số nợ lên 10 ngàn tỷ. Nợ BHXH đă tác động xấu đến cuộc sống của NLĐ.
Vấn đề tiếp theo là nhà ở của CNLĐ. Cách đây 5 năm nhà ở đă là vấn đề bức xúc của CNLĐ và yêu cầu được giải quyết ngay. Nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mọc lên nhưng khu nhà ở cho CN lại không có. Công nhân phải tự đi thuê nhà trong điều kiện không đảm bảo dẫn đến ảnh hưởng đến đời sống. Nhiều kiến nghị của tổ chức công đoàn về xây nhà ở cho công nhân ở những khu tập trung đông CNLĐ nhưng không được giải quyết.
Cùng với đó nhà trẻ, trường học cho con CN ở các khu công nghiệp khu chế xuất cũng vẫn là vấn đề bức xúc. Công nhân tuổi 18 đôi mươi khi vào khu công nghiệp làm việc đến nay đă đến tuổi lập gia đ́nh nhưng các khu công nghiệp không h́nh thành khu nhà trẻ, trường học cho con em họ. Công nhân xây dựng gia đ́nh có con đều phải gửi về quê hoặc gửi ở những nhóm trẻ gia đ́nh không đảm bảo an toàn. Và việc gửi con về quê chỉ là tạm thời trước mắt đối với họ bởi không ai có thể xa con măi được. Chính v́ vậy nhiều CN có tay nghề đă phải bỏ việc về quê. Bức xúc này đă có từ 5 năm trước tuy nhiên đến nay nó không được giải quyết mà càng bức xúc hơn v́ nhu cầu của CN cũng ngày càng cấp thiết hơn.
Một bức xúc nữa của CNLĐ mà NQ 20-NQ/TW cũng đă chỉ ra đó là đời sống văn hóa tinh thần của họ cũng gặp không ít khó khăn. Trong các khu CN không có khu vui chơi giải trí, văn hóa văn nghệ, TDTT. Đời sống văn hóa nghèo nàn khiến người lao động phải t́m đến các phương thức giải trí khác như chơi game, đánh bài và các tệ nạn xă hội khác.
Trước những bất cập trên theo tiến sĩ Đặng Quang Điều, trước hết về tiền lương Nhà nước cần sớm ban hành đề án cải cách tiền lương để tiền lương tối thiểu đáp ứng được cuộc sống của CNLĐ. “Vấn đề này cần sự cương quyết của Nhà nước” ông Điều nhấn mạnh.
Còn về nhà ở Nhà nước đã có nhiều chính sách về nhà ở nhưng không vào cuộc sống. Để giải quyết vấn đề này cơ quan hữu quan phải phân tích và đưa ra giải pháp khả thi hơn. Khi DN và các thành phần kinh tế không đầu tư các công tŕnh phúc lợi th́ Nhà nước phải đứng ra đầu tư. “Các khu CN khu chế xuất chỉ quy hoạch đất xây nhà máy nhưng không quy hoạch đất xây nhà cho công nhân hay nhà trẻ mẫu giáo. Giải pháp giờ đây là những DN phá sản ngừng sản xuất nhà nước nên thu hồi đất đó để làm các công tŕnh nhà ở cho CN, nhà trẻ cho con em họ thay v́ lại cho một DN khác vào sản xuất” ông Điều chia sẻ.
Về nợ đọng BHXH cần phải có h́nh thức xử phạt DN mạnh hơn, thậm chí phải trừ hẳn vào tài khoản của DN…Đề cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chăm lo lợi ích, đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân; tính tự giác của người sử dụng lao động và của công nhân trong thực hiện chính sách, pháp luật. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xă hội khác trong doanh nghiệp; có chế tài xử lư nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm. Có chính sách tôn vinh thích đáng những người lao động giỏi, cả lao động chân tay và trí óc, có nhiều cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp và xă hội; bổ sung chính sách về thi đua và khen thưởng trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt sớm hoàn thiện chính sách bán cổ phần cho công nhân khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, để công nhân phát huy quyền làm chủ, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.