Trang thông tin điện tử

Trang thông tin điện tử

Liên đoàn Lao động tỉnh Điện Biên

Cách xây dựng bảng lương năm 2018 cho doanh nghiệp

Thứ năm - 04/01/2018 20:51
Việc xây dựng bảng lương năm 2018 cho doanh nghiệp phải đáp ứng được nguyên tắc tại Điều 7 của Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương.
Cụ thể, gồm các nguyên tắc sau đây khi xây dựng bảng lương:
1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.
2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:
a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
4. Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.
5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.
6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.
Đồng thời, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng từ ngày 01/01/2018 theo đúng quy định tại Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Bởi vậy, việc xây dựng bảng lương năm 2018 cho doanh nghiệp có một số điểm khác biệt so với bảng lương năm 2017.


 
                                                                                                                                                               VPTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

2010-CV/TU

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh

Thời gian đăng: 28/10/2024

lượt xem: 34 | lượt tải:19

1754/QĐ-TLĐ

Quyết định số 1754/QĐ-TLĐ Về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2025

Thời gian đăng: 23/09/2024

lượt xem: 530 | lượt tải:249

32/HD-TLĐ

Hướng dẫn số 32/HD-TLĐ về việc xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2025

Thời gian đăng: 23/09/2024

lượt xem: 309 | lượt tải:160

1411/QĐ-TLĐ

Quyết định số 1411/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn

Thời gian đăng: 28/10/2024

lượt xem: 152 | lượt tải:102

24/TB-LĐLĐ

24/TB-LĐLĐ Thông báo công khai dự toán thu, chi tài chính công đoàn LĐLĐ tỉnh Điện Biên năm 2024

Thời gian đăng: 09/10/2024

lượt xem: 64 | lượt tải:36

25/TB-LĐLĐ

25/TB-LĐLĐ Thông báo công khai quyết toán thu, chi tài chính công đoàn LĐLĐ tỉnh Điện Biên năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2024

lượt xem: 96 | lượt tải:35

92/CT-UBND

Chỉ thị số 92/CT-UBND về việc trích nộp kinh phí công đoàn

Thời gian đăng: 29/03/2023

lượt xem: 1448 | lượt tải:450

5440/QĐ-TLĐ

Quyết định số 5440/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2023

Thời gian đăng: 13/10/2022

lượt xem: 3185 | lượt tải:1321

65/HD-TLĐ

Hướng dẫn số 65/HD-TLĐ hướng dẫn xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2023

Thời gian đăng: 13/10/2022

lượt xem: 2606 | lượt tải:1259

5051/QĐ-TLĐ

Quyết định số 5051/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định chế độ chi tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII Công đoàn Việt Nam

Thời gian đăng: 05/08/2022

lượt xem: 5627 | lượt tải:2692
Thống kê
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay4,988
  • Tháng hiện tại230,657
  • Tổng lượt truy cập16,496,534
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây