Để có được người CBCĐ có năng lực, dám đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ thì người CB đó trước hết phải trưởng thành từ phong trào CNLĐ, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của CNLĐ… Sau đó các cấp CĐ tiến hành đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ theo các nhóm nội dung, như về nghiệp vụ công tác CĐ, về ATVSLĐ, về pháp luật liên quan đến NLĐ; bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp điều kiện công tác của từng đối tượng để mỗi CBCĐ phải có năng lực nhận thức và kỹ năng giải quyết từng vấn đề. Đặc biệt, trong tình hình mới, để nâng cao năng lực cho lực lượng CB CĐCS, cần tổ chức nhiều buổi tập huấn, bồi dưỡng cho các CB những nội dung về chính sách, pháp luật, đặc biệt là những nội dung về pháp luật LĐ, QHLĐ, kỹ năng hoạt động CĐ...
*Đại biểu Vương Văn Bằng - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Yên Bái: “Cần kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến”
Để “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và NLĐ”, theo tôi, tổ chức CĐ cần tuyên truyền, vận động để đoàn viên và CNLĐ thấy rõ việc học tập vừa là quyền lợi, vừa là yêu cầu để đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập...; tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá thực trạng về trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp của CNLĐ, nhu cầu cần đào tạo, đào tạo lại của CNLĐ; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các DN tổ chức tuyên truyền, vận động CNLĐ tham gia học tập... Đặc biệt là cần đẩy mạnh việc tuyên truyền các điển hình tiên tiến trong công tác nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên CĐ, NLĐ, các phong trào thi đua yêu nước; kịp thời biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong công tác nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp…
*Đại biểu Vũ Xuân Thủy - Chủ tịch CĐ NNPTNTVN: Chú trọng nâng cao chất lượng TƯLĐTT tại các đơn vị, DN
Thực hiện NQ Đại hội XI CĐVN và NQ Đại hội IV CĐ NNPTNTVN, nhiệm kỳ 2013-2018, CĐ NNPTNTVN đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng TƯLĐTT, phân công các đồng chí để theo dõi, giúp đỡ để nâng cao chất lượng TƯLĐTT đối với các đơn vị, DN trong ngành. Điều này rất quan trọng đối với những đơn vị trong khối DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN tư nhân. Hằng năm, CĐ ngành đều có sơ kết, tổng kết để đánh giá việc thực hiện TƯLĐTT. Qua đó, những đơn vị nào khó khăn, CĐ ngành sẽ tập trung làm việc để giúp tháo gỡ, những đơn vị làm tốt thì động viên, khen thưởng kịp thời. Đến nay, tất cả các đơn vị, DN thuộc CĐ cấp trên cơ sở và những đơn vị cơ sở trực thuộc CĐ ngành đều đã ký TƯLĐTT. Điều quan trọng là trong TƯLĐTT của hơn 50% số đơn vị, DN có các điều khoản cao hơn luật định mang lại nhiều quyền lợi hơn cho NLĐ. Một số DN gặp khó khăn, thiếu việc làm…, nhưng DN vẫn đảm bảo mức lương tối thiểu và đóng các khoản BH đầy đủ cho NLĐ.
*Đại biểu Nguyễn Thị Thiện - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lai Châu: Phát triển đoàn viên theo đặc thù ở địa phương
Do đặc thù ở tỉnh Lai Châu là DN quy mô LĐ nhỏ nên LĐLĐ tỉnh chỉ đạo các cấp CĐ tập trung bám sát địa bàn, tuyên truyền, vận động NLĐ ở những DN có 7 NLĐ trở lên thành lập CĐ theo Điều 17 Điều lệ CĐVN. Với sự nỗ lực cao của các cấp CĐ trong tỉnh, toàn tỉnh đã phát triển được 303 đoàn viên, đạt 103% so với chỉ tiêu Tổng LĐLĐVN giao năm 2016. Ngoài ra, còn thành lập được 4 CĐCS ở khu vực DN ngoài nhà nước. Tuy nhiên, việc phát triển đoàn viên CĐ ở Lai Châu rất khó khăn, do DN quy mô nhỏ, đa số thành lập theo hình thức DN gia đình, LĐ theo mùa vụ chiếm tỉ lệ cao, tập trung ở lĩnh vực công nghiệp, xây dựng là chính; nhận thức của chủ DN còn hạn chế, thậm chí coi việc thành lập CĐ là làm khó cho DN....
Theo Báo Lao động
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn