Trang thông tin điện tử

Trang thông tin điện tử

Liên đoàn Lao động tỉnh Điện Biên

Công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc

Thứ năm - 17/11/2016 20:55
Hiến pháp năm 2013, Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã hiến định chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với MTTQ, các đoàn thể CT-XH.
Ngày 12/12/2013 Bộ Chính trị ban hành hai Quyết định 217 và 218 về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT- XH; Quy định về MTTQ Việt Nam, các đoàn thể CT-XH và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đó là những cơ sở pháp lý rất quan trọng để MTTQ Việt Nam nâng cao vị thế của mình trong hệ thống chính trị, đồng thời tiếp tục phát huy chức năng, nhiệm vụ của mình cùng các tổ chức thành viên tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại Điều 9 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
MTTQ Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dânđại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
Nhằm cụ thể hóa Quyết định số 217 và số 218 của Bộ Chính trị; thực hiện Thông tri số 28 ngày 17/4/2014 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT- XH; Quy định về MTTQ Việt Nam, các đoàn thể CT- XH và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Kế hoạch số 26 ngày 04/4/2014 của Tỉnh ủy Điện Biên về việc Triển khai thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT-XH. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã ban hành Hướng dẫn số 16, ngày 16/3/2015 về việc Thực hiện một số điều của Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT- XH; Quy định về MTTQ Việt Nam, các đoàn thể CT- XH và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền gửi các tổ chức thành viên, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nội dung này.
Nghiêm túc tiếp thu sự chỉ đạo của Trung ương, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã tham dự hội nghị do Trung ương tổ chức quán triệt cho lãnh đạo cấp tỉnh; dự 03 lớp tập huấn do Ủy ban MTTQ tỉnh mời mở tại tỉnh và do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sau các hội nghị tập huấn Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã hướng dẫn và phối hợp với Ủy ban MTTQ các huyện khó khăn tổ chức các lớp, hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận cho cán bộ MTTQ từ cấp huyện đến Trưởng ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư.
Để tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ mới, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đôn đốc hướng dẫn các cấp Mặt trận ban hành kế hoạch giám sát, đồng thời xây dựng Kế hoạch thực hiện việc thành lập đoàn giám sát cấp tỉnh tại một số huyện, bắt đầu tổ chức thực hiện từ cuối năm 2015, thí điểm làm tốt công tác này có Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Tuần Giáo đã tổ chức thành công một số đoàn giám sát tại huyện; hướng dẫn, phối hợp với MTTQ cấp xã thực hiện 11 cuộc giám sát tại cấp xã. Các cấp MTTQ tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (BTTND) và Ban Giám sát đầu tư tại công đồng (BGSĐTTCĐ)…Đồng thời Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh còn hướng dẫn chỉ đạo các cấp Mặt trận tổ chức cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia các hội nghị lấy ý kiến tham gia vào các dự thảo báo cáo chính trị của Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015- 2020; chủ động tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan đề xuất chế độ cho Trưởng ban Công tác Mặt trận, Trưởng các đoàn thể ở khu dân cư được hưởng phụ cấp từ năm 2015…
Trong năm 2016 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, sự kiện chính trị của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trong tỉnh là cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021; Với chức năng nhiệm vụ của mình Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã hướng dẫn chỉ đạo Ủy ban MTTQ các cấp tổ chức, triển khai thực hiện tốt 5 bước của quy trình hiệp thương về bầu cử, trong đó chú trọng công tác giám sát cuộc bầu cử; trách nhiệm tham gia nhiều đoàn kiểm tra giám sát của Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh và công tác bầu cử tại các huyện, thị xã, thành phố. Ban Thường trực Ủy Ban MTTQ các cấp đã thường xuyên phối hợp tham gia cùng với Ủy ban Bầu cử cùng cấp kiểm tra, giám sát công tác bầu cử tại 10 huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn. Ngoài công tác phối hợp trên, Ban Thường trực Ủy Ban MTTQ tỉnh đã chủ động xây dựng Kế hoạch số 40 ngày 22/4/2016 về phối hợp với các tổ chức thành viên và Thường trực HĐND tỉnh giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 tại 04 huyện (Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Nhé, Nậm Pồ). Đặc Biệt là trong ngày bầu cử (22/5/2016), Ban Thường trực Ủy Ban MTTQ tỉnh đã phân công, cử các đồng chí trong Ban Thường trực xuống thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, huyện Tuần Giáo kiểm tra, giám sát tại các Tổ bầu cử, điểm bỏ phiếu của các xã, phường, thị trấn; trong quá trình giám sát đoàn đã kịp thời nhắc nhở những thiếu sót, đề nghị khắc phục tại 12 Tổ bầu cử như trình tự bầu cử, việc chấp hành nội quy phòng bỏ phiếu, kiểm tra hòm phiếu và việc cử hai cử tri giám sát từ khi bắt đầu bỏ phiếu đến lúc mở hòm phiếu để kiểm phiếu, việc ghi biên bản kiểm phiếu và kết qủa bầu cử… Thực hiện hướng dẫn của Ban Thường trực Ủy Ban MTTQ tỉnh, Ban Thường trực Ủy Ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các tổ chức thành viên tổ chức được 49 cuộc giám sát công tác bầu cử tại cơ sở để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh những yếu kém.  
Do có sự phối hợp thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát và tăng cường lực lượng tuần tra, thường trực tại Tổ bầu cử, tham gia giám sát, bảo vệ nên tình hình an ninh, trật tự tại các khu vực bỏ phiếu đảm bảo an toàn tuyệt đối, góp phần quan trọng vào thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 trên địa bàn tỉnh.
Trong tháng 9/2016 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh ban hành Kế hoạch và ra quyết định thành lập, tổ chức 02 đoàn giám sát việc thực hiện Pháp lệnh 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; căn cứ kế hoạch, hướng dẫn trên, Ban thường trực Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp với các đoàn thể và cơ quan có liên quan tiến hành công tác giám sát tại cấp mình. Thông qua giám sát đã thu được nhiều kết quả như việc triển khai, thực hiện Pháp lệnh số 34 trên địa bàn tỉnh đã có tác động tích cực, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục tiêu mở rộng dân chủ ở cơ sở, làm chuyển biến phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, điều hành quản lý của chính quyền và hoạt động của các đoàn thể nhân dân. Tăng cường và củng cố niềm tin của Đảng và chính quyền đối với nhân dân, tình trạng bức xúc trong nhân dân, khiếu nại, tố cáo đã giảm, hạn chế các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, nâng cao uy tín của Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể.
Đến thời điểm tổ chức cuộc giám sát, UBND cấp xã trong tỉnh đã thành lập được 130/130 Ban Thanh tra nhân dân với 1.209 thành viên, có 68 Ban TTND có đủ điều kiện đảm nhiệm được nhiệm vụ của Ban giám sát đầu tư cộng đồng; đã tổ chức thực hiện giám sát 351 cuộc, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền 208 vụ việc, được xử lý và giải quyết 173 vụ việc; thành lập 128 BGSĐTCĐ với 951 ủy viên thực hiện giám sát 302 cuộc, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền 32 vụ việc, được xử lý và giải quyết 20 vụ, việc. Thành lập được 1.635 tổ hòa giải, thực hiện 1.166 vụ, việc hòa giải, hòa giải thành 1.030 vụ, việc, đang hòa giải và hòa giải không thành 136 vụ, việc.
Thông qua giám sát về Pháp lệnh 34 còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc thông báo công khai cho dân biết có lúc, có nơi thực hiện chưa kịp thời, người dân chưa quan tâm nhiều tới việc thực hiện Pháp lệnh, còn một số nội dung nhân dân chưa tham gia nhiều ý kiến đóng góp; nhận thức về quyền và nghĩa vụ của nhân dân còn hạn chế. Thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở HĐND, UBND cấp xã còn mang tính hình thức, thời gian, vị trí bảng niêm yết chưa đảm bảo theo quy định, người dân nhiều nơi chưa biết, có xã chưa thực hiện nội dung này.
Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ở một số cơ sở chưa thật sự chủ động trong công tác tuyên truyền, vận động và giám sát thực hiện các nội dung của quy chế dân chủ. Hoạt động của BTTND, Ban GSĐTCĐ tại một số địa phương còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, một số nơi hầu như không hoạt động; đặc biệt, có xã chưa thành lập được Ban GSĐTCĐ.
Việc tổ chức, triển khai, thực hiện Kế hoạch số 1169 ngày 03/4/2015 của UBND tỉnh về Xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (giai đoạn 2015- 2020) hầu như các đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc; việc sửa đổi, bổ sung, thẩm định và phê chuẩn quy ước ở thôn, bản, tổ dân phố còn chậm, chất lượng chưa cao (trừ thị xã Mường Lay, huyện Tuần Giáo, thành phố Điện Biên Phủ).
Qua giám sát cũng nhận thấy một số nguyên nhân dẫn đến tồn tại hạn chế như: Công tác tuyên truyền, quán triệt Pháp lệnh số 34 có nơi cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhất là cơ sở chưa quan tâm đúng mức; một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa hiểu rõ về Pháp lệnh thực hiện dân chủ, dẫn tới việc chấp hành và thực hiện chưa tốt quyền làm chủ của mình; việc sơ kết, rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện Pháp lệnh và các quy định có liên quan chưa được thực hiện thường xuyên; nhiều Ban TTND, Ban GSĐTCĐ chưa được hỗ trợ kinh phí hoạt động; công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho Ban TTTND và Ban GSĐTCĐ; việc biểu dương, khen thưởng chưa kịp thời; công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa thường xuyên.
Thông qua kết quả thực hiện nhận thấy công tác giám sát của MTTQ và các đoàn thể đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, tuy nhiên khi thực hiện công tác giám sát theo Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và Quyết định 217 còn bộc lộ một số bất cập như sau: Quyết định 217 mới chỉ do Đảng ban hành, chỉ đạo, việc thể thể hóa của chính quyền chưa có (theo Luật MTTQ Việt Nam quy định phải có Nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam để hướng dẫn cụ thể).
Một số nội dung cụ thể con bất cập hạn chế như tại Điều 7 của Quyết định 217 về Phương pháp giám sát có quy định: Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tiễn, MTTQ Việt Nam, các đoàn thể CT-XH có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát báo cáo cấp ủy và chính quyền cùng cấp trước khi triển khai. Việc này không nên quy định báo cáo chính quyền mà chỉ thông báo với chính quyền cùng cấp biết để tạo điều kiện là đúng chức năng, nhiệm vụ của MTTQ trong công tác giám sát.
Tại Điều 12 về Quyền và trách nhiệm trong phản biện xã hội có quy định là Cơ quan, tổ chức yêu cầu phản biện xã hội: ...Cử người có trách nhiệm thay mặt tổ chức của mình tham dự hội nghị phản biện do chủ thể phản biện tổ chức hoặc tham gia đối thoại theo yêu cầu của chủ thể phản biện…
Nội dung này phải quy định cử Ban lãnh đạo hoặc cử đại diện lãnh đạo mới đảm bảo tính nghiêm túc trong giải trình, tiếp thu ý kiến phản biện; hơn nữa trong Quyết định cũng chưa đề cập đến vấn đề các dự thảo văn bản nào bắt buộc phải có ý kiến phản biện mới được phát hành; thời hạn cụ thể cho việc gửi báo cáo, tài liệu liên quan, tiếp thu, chỉnh sửa, trách nhiệm của bên tiếp thu; nếu có ý kiến giữa bên phản biện và bên bị phản biện không thống nhất thì cấp nào có tránh nhiệm giải quyết, quyết định vấn đề này…
Mặc dù hệ thống pháp luật nước ta đang dần được hoàn thiện để hội nhập với khu vực, thế giới và nhất là phù hợp với Hiến pháp năm 2013, đồng thời nhằm khắc phục được những thiếu sót, bất cập chồng chéo giữa các văn bản luật, nhất là một số văn bản quy phạm pháp luật (QPPL), vậy nhưng vẫn chưa khắc phục được việc các Bộ luật, Luật khi ban hành còn phải chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành nên việc áp dụng, thực thi còn khó khăn, kéo dài, đến khi đủ văn bản hướng dẫn đôi khi đã có nội dung bất cập, cần thay đổi, chỉnh sửa...
Một số văn bản QPPL nội dung, chất lượng chưa tốt, thời gian dành cho việc phản biện, thảo luận, xin ý kiến đông đảo các tầng lớp nhân dân còn gấp gáp không đảm bảo thời gian để triển khai tổ chức thực hiện. Việc lập dự toán kinh phí, phương tiện, yếu tố nhân lực, điều kiện tổ chức, thành lập đoàn giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ, các đoàn thể nhất là tại cấp xã và một số huyện còn nhiều khó khăn, bất cập.
Dù đã ban hành nhiều văn bản rất có giá trị về mặt pháp lý nhưng khi đưa vào áp dụng thực hiện vẫn còn bộc lộ một số bất cập như điều kiện, hoàn cảnh, nguồn lực để tổ chức thực hiện; việc lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; tư duy, cách thức tiếp cận, ý thức tuân thủ, chấp hành thực hiện và trình độ dân trí còn hạn chế, bất cập.
Mặc dù vẫn còn một số bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến công tác giám sát, phản biện xã hội, song Ban thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh xác định cần tiếp tục triển khai, thực hiện tốt hơn nữa; trong hai tháng cuối năm sẽ ban hành Kế hoạch giám sát việc thực hiện ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm 2016 trên địa bàn tỉnh. Xuất phát từ tình hình thực tế trên xin đưa ra một số đề xuất, kiến nghị:
Thứ nhất: Tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật theo đúng Nghị quyết 49 ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai: Cần tiếp tục có sự chỉ đạo, phối hợp tuyên tuyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân về những văn bản pháp luật, nhất là các nội dung liên quan đến công tác giám sát và phản biện xã hội, nhằm thống nhất về nhận thức và hành động đối với công tác quan trọng này.
Thứ ba: Quan tâm hơn nữa, thiết thực đến công tác cán bộ và chính sách dành cho cán bộ MTTQ và các đoàn thể CT-XH, bảo đảm thu hút được cán bộ có năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức về công tác ở Mặt trận và các đoàn thể CT-XH nhằm đáp ứng yêu cầu công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng mới.
Thứ tư: Căn cứ theo quy định trong Luật MTTQ Việt Nam cần có Nghị quyết liên tịch để hướng dẫn cụ thể, chi tiết về vấn đề này và sớm được ban hành để MTTQ, các đoàn thể các cấp có cơ sở tổ chức, triển khai thực hiện.

 
                                                                                                                              Giàng Trọng Bình - Ủy ban MTTQ tỉnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

2930/TLĐ-TC

Công văn số 2930/TLĐ-TC, ngày 31/12/2024 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc quy định tỷ lệ phân phối tự động KPCĐ 2% qua tài khoản Công đoàn Việt Nam về các cấp Công đoàn năm 2025

Thời gian đăng: 06/01/2025

lượt xem: 27 | lượt tải:19

47-TTCĐ/BTGTU

Thông tin chuyên đề: Một số nôi dung về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thời gian đăng: 25/12/2024

lượt xem: 34 | lượt tải:16

37/HD-TLĐ

Hướng dẫn Công đoàn với việc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra Nhân dân

Thời gian đăng: 27/12/2024

lượt xem: 241 | lượt tải:103

35/HD-TLĐ

Hướng dẫn thực hiện một số nội dung chi liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát tại Công đoàn cơ sở

Thời gian đăng: 27/12/2024

lượt xem: 70 | lượt tải:38

50/2024/QH/15

Luật Công đoàn 2024

Thời gian đăng: 25/12/2024

lượt xem: 39 | lượt tải:13

2010-CV/TU

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh

Thời gian đăng: 28/10/2024

lượt xem: 114 | lượt tải:33

1754/QĐ-TLĐ

Quyết định số 1754/QĐ-TLĐ Về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2025

Thời gian đăng: 23/09/2024

lượt xem: 783 | lượt tải:336

32/HD-TLĐ

Hướng dẫn số 32/HD-TLĐ về việc xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2025

Thời gian đăng: 23/09/2024

lượt xem: 499 | lượt tải:203

1411/QĐ-TLĐ

Quyết định số 1411/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn

Thời gian đăng: 28/10/2024

lượt xem: 969 | lượt tải:446

189/QĐ-LĐLĐ

Quyết định về việc công bố công khai quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023

Thời gian đăng: 24/12/2024

lượt xem: 39 | lượt tải:32
Thống kê
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay3,293
  • Tháng hiện tại164,589
  • Tổng lượt truy cập17,027,910
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây