Kết quả 10 năm qua, các cấp công đoàn đã tăng cường tuyên truyền trong đoàn viên, Công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) về công tác phòng, chống các loại tội phạm; phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động tín dụng đen trong đoàn viên, CNVCLĐ; tuyên truyền ngăn chặn truy cập những nội dung phản động, độc hại trên mạng internet...
100% công đoàn cấp trên cơ sở trong tỉnh đã tích cực chỉ đạo các CĐCS trực thuộc tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ. Như cấp phát trên 10.000 tờ gấp, 7.000 cuốn sổ tay, 700 tranh cổ động, đăng hàng ngàn tin, bài, ảnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như Báo Lao động, chuyên mục Công đoàn toàn quốc, chuyên mục Lao động và Công đoàn Điện Biên, Trang thông tin điện tử, fanpage Công đoàn tỉnh Điện Biên về công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trong CNVCLĐ.
Trong Tháng cao điểm, các cấp công đoàn đã phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức 50 cuộc mít tinh diễu hành hưởng ứng Ngày thế giới và Ngày toàn dân phòng chống ma túy 26/6 với gần 10.000 lượt người tham gia. Bên cạnh đó, LĐLĐ tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng mở 51 lớp tập huấn về công tác phòng, chống ma túy, tội phạm, công tác phòng, chống HIV/AIDS, tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình, cộng động và xã hội cho 4.420 đoàn viên, CNVCLĐ tham gia; tổ chức 343 buổi tuyên truyền, truyền thông, nói chuyện chuyên đề về công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS,
Nhìn chung, sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 48/CT-TW trong đoàn viên, CNVCLĐ đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên cả hai mặt phòng và chống. Qua đó đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ về tính chất nguy hiểm của các loại tội phạm đặc biệt là tội phạm ma túy, HIV/AIDS.
CNVCLĐ tỉnh Điện Biên trong buổi tuyên truyền phòng chống ma túy (ảnh T.L)
Nói về hạn chế, bà Lầu Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ Điện Biên nêu, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội hoạt động ngày càng phức tạp, tinh vi đặc biệt là các loại ma túy tổng hợp được đưa từ nước ngoài về nhiều; công tác phòng, chống ma túy ở cơ sở chưa đồng đều, có nơi chưa được quan tâm chỉ đạo, đầu tư; trình độ nhận thức của một số đoàn viên, CNVCLĐ còn hạn chế nên ảnh hưởng đến kết quả công tác tuyên truyền phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Bà Lầu Thị Thanh Hương cũng đề nghị Ban chỉ đạo phòng, chống ma túy tỉnh Điện Biên cung cấp tài liệu về công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới để tuyên truyền sâu rộng tới đờn viên, CNVCLĐ, nhất là đoàn viên, CNVCLĐ hiện đang công tác tại các vùng sâu, vùng xa trung tâm.Ngoài ra, phân bổ nguồn kinh phí cho LĐLĐ tỉnh để tổ chức các lớp tập huấn về công tác phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, HIV/AIDS trong đoàn viên, CNVCLĐ.
Để làm tốt công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy trong thời gian tới, LĐLĐ Điện Biên tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”.
Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm trong CNVCLĐ những năm tiếp theo; triển khai thực hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm.
Tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng triển khai tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ phòng, chống tội phạm, ma túy, HIV/AIDS, mại dâm với những nội dung hình thức phù hợp; tổ chức tốt các chiến dịch truyền thông phòng, chống ma túy, Tháng hành động phòng chống ma túy nhân “Ngày Thế giới và Ngày toàn dân phòng chống ma túy” 26.6 hàng năm; Tháng hành động phòng chống HIV/AIDS. Tăng cường công tác kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, ma túy, HIV/AIDS, mại dâm trong CNVCLĐ ở cơ sở...
Trần Nga