Trang thông tin điện tử

Trang thông tin điện tử

Liên đoàn Lao động tỉnh Điện Biên

Chủ động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, thù địch trên không gian mạng

Thứ tư - 22/06/2022 21:55
Việt Nam ta đang trải qua giai quan chưa từng có, sự phát triển về kinh tế xã hội, khoa học đời sống. Không gian mạng là môi trường rất rộng lớn mang trong mình tri thức, khoa học, công nghệ và đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều lợi ích cho các quốc gia và dân tộc. Tuy nhiên, do tính mở, tự do, đa dạng và bình đẳng, ranh giới giữa thực và ảo thường bị xóa nhòa, do đó, không gian mạng mang lại nhiều thách thức cho việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chúng đã và đang trở thành công cụ chủ yếu được các thế lực thù địch sử dụng để chống phá, chuyển hóa chính trị. Đấu tranh tư tưởng trên không gian mạng là vấn đề khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi mọi người trên không gian mạng và các lực lượng thực hiện nhiệm vụ này phải nhận thức đầy đủ những thách thức và yêu cầu của Internet. Trước tình hình mới, bám sát nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng.
      Tại Việt Nam, với dân số khoảng 95 triệu người, tỷ lệ người dùng internet chiếm hơn 65%. Bên cạnh tỷ lệ sử dụng Internet cao, người dân Việt Nam cũng là những người thích sử dụng mạng xã hội - đứng đầu toàn cầu về tỷ lệ sử dụng Facebook (88%) và chỉ đứng sau Trung Quốc về sử dụng Twitter (46%) và đây cũng là điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch tuyên truyền chống phá đưa ra những quan điểm sai trái, thù địch.
      Các thế lực thù địch luôn sử dụng các thủ đoạn, phương thức ngày càng đa dạng, tinh vi để tuyên truyền các quan điểm sai trái thù địch của chúng. Thủ đoạn tấn công, đả kích trực diện nền tảng tư tưởng của Đảng, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, mục tiêu, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cường điệu hóa những hạn chế, khuyết điểm của Đảng và hệ thống chính trị trong lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bôi nhọ lãnh tụ, xuyên tạc lý lịch, thân thế sự nghiệp các lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Thúc đẩy và làm sâu sắc hơn quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân để thông qua đối tượng này trực tiếp phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào mục tiêu, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
      Để truyền bá quan điểm sai trái, các thế lực thù địch đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn, ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nguy hiểm, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp xã hội. Về hình thức tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch, phản động, chủ yếu thông qua các phương tiện truyền thông, Internet, blog, mạng xã hội, duy trì sử dụng hàng chục đài phát thanh tiếng Việt, hàng trăm tờ báo, tạp chí, nhà xuất bản tiếng Việt, hàng nghìn trang thông tin điện tử. , blog… Thường xuyên tung tin xấu, độc, xuyên tạc, chống phá, tác động xấu đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Đồng thời, trên mạng xã hội Đưa thông tin tiêu cực sử dụng thông tin không chính thống, không rõ ràng để định hướng, dẫn dắt dư luận, làm cho người đọc mơ hồ, thiếu chú ý, mục đích là tạo sự nghi ngờ, tẩy chay, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, dần dần chuyển hoá thành hệ tư tưởng sai trái, phản động, thù địch…
      Hoạt động tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch, phản động chủ yếu tác động vào đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ hưu trí, cán bộ, đảng viên bất mãn, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa; thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên; cán bộ công nhân viên…
      Đảng ta đã xác định, cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch thực chất là cuộc đấu tranh giữa hai ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, ngày càng diễn ra quyết liệt.

 
06 Bài Chủ động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng 01
Cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, ngày càng diễn ra quyết liệt

      Đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng phải chủ động bám sát quan điểm, đường lối của Đảng có tư tưởng vững vàng, đảm bảo rằng tất cả các tuyên bố và tài liệu chính thức là chính xác và nhất quán với hệ tư tưởng của Đảng. Lực lượng thực thi nhiệm vụ này trên không gian mạng phải luôn nhận thức đầy đủ những thách thức và yêu cầu của nhiệm vụ, xây dựng bản lĩnh, trách nhiệm và quyết tâm cao, góp phần giữ vững nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng trước tình hình mới. Để thực hiện những chủ trương đó, Đảng đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết nêu rõ các quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn. Một trong những văn bản quan trọng là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X), ngày 01/8/2007 “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”. Nghị quyết chỉ rõ: “Triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” thực hiện đa nguyên chính trị, hình thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, thường xuyên cảnh giác, chủ động phòng chống nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa ở cả Trung ương, các ngành, các cấp”. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) đã nhận định: Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được khắc phục có hiệu quả, làm giảm sức chiến đấu của Đảng và lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, kể cả trong những lực lượng nòng cốt, gắn bó với Đảng, với chế độ, đã phát sinh một số vấn đề tư tưởng, tâm trạng bức xúc, đáng lo ngại, ảnh hưởng tới tính đồng thuận xã hội. Các phần tử cơ hội chính trị trong nước móc nối với thế lực thù địch, phản động ở nước ngoài xuyên tạc, vu cáo, chống phá quyết liệt Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Trên cơ sở nhận định đó, Nghị quyết đã yêu cầu “triển khai đồng bộ, chủ động cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, thực hiện đa nguyên chính trị, hình thành lực lượng đối lập, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch; thường xuyên cảnh giác, chủ động phòng chống nguy cơ tự diễn biến ở cả Trung ương và các ngành, các cấp. 
      Đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng phải chủ động định hướng, phát hiện, theo dõi soát các diễn ngôn trực tuyến, để ngăn chặn những thông tin sai lệch lan truyền và làm tổn hại đến uy tín của Đảng Chủ động phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển, hóa”. Điều đó đã được thể hiện tại Nghị quyết Trung ương 9, khóa X, ngày 02/2/2009 “Về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng” cũng đã nhấn mạnh: “Chủ động phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển, hóa” và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bác bỏ luận điệu tuyên truyền phản động, làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng”.
      Chủ động trong đấu tranh, phản bác cần phản ứng một cách quyết đoán, khôn khéo trước bất kỳ tuyên bố xuyên tạc hoặc thù địch nào được đưa ra trên mạng kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch tại Đại hội XI, Đảng ta một lần nữa khẳng định: “Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa trong nội bộ ta; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”. Ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị khoá XII ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
      Có thể thấy, đấu tranh trên không gian mạng hiện nay là rất gay gắt trên mặt trận tư tưởng lý luận. Giữ vững trận địa tư tưởng, đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng là nhiệm vụ quan trọng và hết sức cấp thiết. Nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu lợi dụng không gian mạng đưa thông tin xấu độc, giả mạo chống phá cách mạng Việt Nam, cán bộ, đảng viên cần hạn chế thấp nhất tác động ảnh hưởng tiêu cực của các nhóm thành phần lợi dụng không gian mạng. Đồng thời, tập trung làm tốt một số giải pháp sau:
      Một là, cần phải tiến hành một cuộc chiến ý thức hệ toàn diện, để vạch trần và bác bỏ tất cả những luận điệu xuyên tạc và thù địch được đưa ra trên không gian mạng chú trọng tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân để nhìn nhận và có trách nhiệm, ý thức trước mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, các dấu hiệu “tự diễn biến, tự chuyển hóa. Đây là một giải pháp rất quan trọng, thường xuyên, cơ bản, lâu dài để mỗi cán bộ, đảng viên dù công tác ở cương vị nào cũng nêu cao trách nhiệm và nâng cao cảnh giác, bảo đảm “giữ vững bên trong là chính”. tổ chức tuyên truyền bằng nhiều nội dung, hình thức, trong đó tập trung tuyên truyền về âm mưu, phương thức, thủ đoạn đưa thông tin xấu độc, giả mạo trên không gian mạng của các loại đối tượng làm chuyển biến nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân để mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân khi tham gia, tương tác, chia sẻ bình luận, hưởng ứng, bài viết trên các trang mạng xã hội có trách nhiệm trước bản thân, trước pháp luật. 
      Hai là, Đảng cần tạo dựng một hệ thống giáo dục tư tưởng vững vàng, để bồi dưỡng những thế hệ cán bộ có năng lực và phát huy hiệu quả những thành công từ việc triển khai những chỉ thị, nghị quyết như  Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng, Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới và Thông báo số 17/TB-VPTW ngày 23/8/2016 của Thường trực Ban Bí thư về biện pháp cấp bách bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; nhất là Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thật tốt Nghị quyết này, xem đây là sự định hướng chiến lược quan trọng trong việc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 
      Ba là, Đấu tranh phản bác trên không gian mạng cần phải  chủ động hơn nữa giữ vững lập trường tư tưởng kiên định, để bảo vệ danh tiếng và duy trì tính nhất quán trong đường lối của Đảng đồng hành với đó là các cơ quan báo chí, xuất bản thường xuyên cập nhật thông tin phục vụ công táctuyên truyền. Các cơ quan báo chí, xuất bản chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet trong nước xây dựng phương án phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các trang mạng phản động./. 


 
Lê Thanh Tuấn - Phòng PC09 -  Công an tỉnh Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản

92/CT-UBND

Chỉ thị số 92/CT-UBND về việc trích nộp kinh phí công đoàn

Thời gian đăng: 29/03/2023

lượt xem: 817 | lượt tải:256

5440/QĐ-TLĐ

Quyết định số 5440/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2023

Thời gian đăng: 13/10/2022

lượt xem: 2238 | lượt tải:1072

65/HD-TLĐ

Hướng dẫn số 65/HD-TLĐ hướng dẫn xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2023

Thời gian đăng: 13/10/2022

lượt xem: 1780 | lượt tải:921

5051/QĐ-TLĐ

Quyết định số 5051/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định chế độ chi tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII Công đoàn Việt Nam

Thời gian đăng: 05/08/2022

lượt xem: 4478 | lượt tải:2411

4290/QĐ-TLĐ

Quyết định số 4290/QĐ-TLĐ ngày 01/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc ban hành Quy định thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại Công đoàn cơ sở

Thời gian đăng: 08/03/2022

lượt xem: 13770 | lượt tải:8736

47/HD-TLĐ

Hướng dẫn số 47/HD-TLĐ ngày 30/12/2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc thực hiện quy chế quản lý tài chính, tài sản công đoàn và chế độ kế toán đối với công đoàn cơ sở

Thời gian đăng: 23/05/2022

lượt xem: 5230 | lượt tải:3051

42/HD-TLĐ

Hướng dẫn số 42/HD-TLĐ ngày 11/11/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc công khai tài chính, tài sản công đoàn

Thời gian đăng: 26/05/2022

lượt xem: 3963 | lượt tải:1593

38/HD-TLĐ

Hướng dẫn số 38/HD-TLĐ về việc quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan công đoàn

Thời gian đăng: 31/05/2022

lượt xem: 2259 | lượt tải:782

1076 /LĐLĐ

Công văn số 1076 /LĐLĐ V/v hưởng ứng tham gia Cuộc thi Sáng kiến Vì cộng đồng lần thứ IV

Thời gian đăng: 20/05/2021

lượt xem: 1471 | lượt tải:260

1077/LĐLĐ

Công văn số 1077/LĐLĐ V/v tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh

Thời gian đăng: 20/05/2021

lượt xem: 1085 | lượt tải:251
Thống kê
  • Đang truy cập60
  • Hôm nay5,201
  • Tháng hiện tại266,278
  • Tổng lượt truy cập13,871,589
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây