Trang thông tin điện tử

Trang thông tin điện tử

Liên đoàn Lao động tỉnh Điện Biên

Văn kiện Đại hội X Công đoàn Điện Biên

Thứ tư - 16/12/2015 08:44
Đại hội X Công đoàn tỉnh Điện Biên là Đại hội “Đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, đổi mới”, thể hiện ý chí quyết tâm chính trị, nguyện vọng của đông đảo đoàn viên và người lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, của Tổng LĐLĐ Việt Nam; sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền các cấp, cũng như các ban ngành đoàn thể. Phát huy truyền thống 50 năm xây dựng trưởng thành của tổ chức Công đoàn tỉnh Điện Biên.
Văn kiện Đại hội X Công đoàn Điện Biên
 
      ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN
TỈNH ĐIỆN BIÊN LẦN THỨ X       
      NHIỆM KỲ 2013 - 2018
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
        Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
            
  Điện Biên, ngày 06  tháng 03  năm 2013
 
BÁO CÁO
CỦA BAN CHẤP HÀNH LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA IX (2008 - 2013) TẠI ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
 LẦN THỨ X (2013 - 2018)
 
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh Điện Biên lần thứ IX (2008 – 2013) có nhiều thuận lợi, đất nước bước vào hội nhập toàn diện, tiếp tục thực hiện mạnh mẽ công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhiều sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh, của tổ chức công đoàn được diễn ra. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, đoàn viên lao động luôn đoàn kết tích cực thi đua phấn đấu thực hiện thắng lợi các Nghị quyết và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Đảng bộ tỉnh các khóa XI, XII đề ra. Tỉnh Điện Biên đã tích cực thu hút nguồn lực từ các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm từ 10% trở lên, tỷ trọng công nghiệp, thương mại, du lịch dịch vụ ngày càng tăng; các lĩnh vực văn hóa xã hội có bước phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, quốc phòng an ninh đảm bảo, hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, quan hệ đối ngoại được tăng cường, mở rộng; hoàn thành việc di chuyển dân cư phục vụ xây dựng công trình thủy điện Sơn La, chia tách thành lập một số xã và thành lập huyện mới.
Tuy nhiên, Điện Biên vẫn là tỉnh đặc biệt khó khăn, xuất phát điểm nền kinh tế thấp, sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ; kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp chưa mạnh. Văn hóa, xã hội có mặt còn hạn chế, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ đói nghèo chiếm tỷ lệ cao. Năng lực một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, lao động chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nhân tố phức tạp; các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, dùng các thủ đoạn chống phá trên nhiều mặt, lợi dụng tự do tín ngưỡng tuyên truyền đạo trái pháp luật, kích động, lôi kéo một bộ phận nhân dân nhẹ dạ cả tin; tội phạm, các tệ nạn xã hội giảm chậm; thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh xảy ra đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân, CNVCLĐ và hoạt động công đoàn.
Song, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, sự quan tâm phối hợp tạo điều kiện của cấp ủy chính quyền đoàn thể các cấp. Cùng với sự đoàn kết, quyết tâm nỗ lực phấn đấu của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ, các cấp Công đoàn đã cơ bản hoàn thành và vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn tỉnh đề ra, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2008 - 2013.  
    
 Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, CÔNG NHÂN, LAO ĐỘNG            
 VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN NHIỆM KỲ IX (2008 – 2013)
I. TÌNH HÌNH CÁN BỘ, ĐOÀN VIÊN, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, CÔNG NHÂN, LAO ĐỘNG  (sau đây gọi chung là đoàn viên và người lao động).
           1. Số lượng:  Hiện nay toàn tỉnh 35.100 đoàn viên và lao động. Với tổng số đoàn viên công đoàn 32.883 người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ trong các ngành giáo dục, y tế, công chức cấp xã, dịch vụ công nghiệp xây dựng khu vực kinh tế ngoài nhà nước, giảm tỷ lệ khu vực kinh tế nhà nước trong tổng số lao động xã hội.
2. Chất lượng: Được nâng lên nhiều mặt, tuổi đời trẻ, trình độ học vấn, nghề nghiệp khá hơn trước, tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt khoảng 42%, đào tạo nghề khoảng 30%. Đa số lao động có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tin tưởng và quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới; có tinh thần đoàn kết, vượt khó vươn lên, tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch.
Tuy nhiên, số cán bộ sau đại học, cán bộ quản lý giỏi, chuyên môn giỏi, công nhân lành nghề, thợ bậc cao chưa nhiều; thiếu kiến thức thực tiễn, kỹ năng, tính kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp ở khu vực ngoài nhà nước, cán bộ công chức cấp xã còn hạn chế. Một bộ phận người lao động ý thức giác ngộ giai cấp, nhận thức chính trị chưa sâu sắc; sự hiểu biết chính sách pháp luật, năng lực quản lý, ý thức trách nhiệm chưa cao; tỷ lệ đảng viên của đa số lao động trực tiếp sản xuất còn thấp.Tình trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp, nghiện hút, buôn bán các chất ma tuý còn diễn ra. 
3. Việc làm: Trong những năm qua, tỉnh ta có nhiều chính sách thu hút các chương trình, dự án, nguồn lực của Trung ương, có những cơ chế tạo thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch dịch vụ phát triển nhanh, người lao động đã có những quan niệm mới, tích cực tìm việc làm tăng thu nhập, ổn định đời sống. Tăng cường đào tạo nghề, mỗi năm giải quyết việc làm mới từ 7.500 - 8.000 lao động, góp phần tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn, giảm đói nghèo.
Song thực tế, do ảnh hưởng của nền kinh thế giới và trong nước, nên từng thời điểm số lao động thiếu việc làm, việc làm không ổn định, nên mức thu nhập còn thấp; khoảng 100 doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, chậm đổi mới công nghệ, thiếu vốn phải giải thể và đăng ký tạm ngừng hoạt động.  
4. Tiền lương:Là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động; từ năm 2008 đến nay thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương bước đầu được cải thiện, mức lương bình quân hiện nay đạt khoảng 3,7 triệu đồng/người/tháng. Trong thực tế việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng của các doanh nghiệp miền núi gặp nhiều khó khăn; tuy đã 5 lần điều chỉnh bổ sung nhưng còn nhiều mâu thuẫn, bất hợp lý, mức lương tối thiểu thấp, còn chênh lệch tiền lương giữa cán bộ lãnh đạo, quản lý với người lao động trực tiếp sản xuất, nên đời sống của người lao động còn khó khăn.
5. Nhà ở cho người lao động:  Trong những năm qua, các cấp công đoàn đã tích cực cùng với chính quyền thu hút các nguồn lực và huy động đóng góp đầu tư xây dựng các công trình nhà công vụ, nhà ở cho giáo viên. Song hiện nay còn trên 5.000 đoàn viên, người lao động chưa có nhà ở đất ở phải đi thuê; còn thiếu khoảng trên 2000 phòng công vụ giáo viên.
6. Điều kiện phương tiện làm việckhoa học kỹ thuật, tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, điều kiện làm việc của người lao động trực tiếp sản xuất trong một số doanh nghiệp chậm được cải thiện, tình trạng công nghệ lạc hậu, lao động thủ công, nặng nhọc, độc hại chiếm tỷ lệ cao; phương tiện bảo vệ cá nhân tuy được quan tâm nhưng còn thiếu; cơ sở vật chất, nơi làm việc của một số cơ quan chật hẹp, thiếu sự đầu tư nâng cấp. của người lao động: Cơ bản đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, ứng dụng
7. Quan hệ lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tình trạng vi phạm pháp luật lao động; tranh chấp lao động và đình công.
Trong nhiệm kỳ, các cấp Công đoàn đã tăng cường phối hợp với chuyên môn đảm bảo mối quan hệ công tác giữa các bên trong việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng quy chế phối hợp hoạt động. Động viên CNVCLĐ nâng cao thái độ phục vụ, trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất; triển khai kịp thời Chỉ thị 22 của Ban Bí thư, Nghị quyết 03 của Tổng Liên đoàn về xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp.Đa số các doanh nghiệp hợp đồng lao động ngắn hạn, mùa vụ hoặc chỉ xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm; nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước mặc dù có công việc thường xuyên, nhưng người sử dụng lao động chỉ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hoặc không ký hợp đồng, chỉ thoả thuận để không đóng Bảo hiểm xã hội, gây thiệt thòi lớn cho người lao động và nhà nước. Đa số các Thỏa ước lao động tập thể mang tính hình thức, nội dung chủ yếu là sao chép các qui định của luật. Tình trạng vi phạm pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước còn diễn ra: Vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, nợ lương, về giao kết hợp đồng lao động, số lao động được tham gia Bảo hiểm xã hội , Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp thấp. Tình trạng doanh nghiệp còn biểu hiện chiếm dụng, nợ tiền đóng BHXH, BHTN, nợ đọng thuế… với số tiền hàng trăm triệu đồng. Trong nhiệm kỳ không xảy ra tình trạng đình công hoặc tranh chấp lao động.
8. Tâm tư nguyện vọng chung của đoàn viên, người lao động hiện nay: Đặt nhiều kỳ vọng vào kết quả triển khai thực hiện NQ hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng (khoá X) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Mong muốn kinh tế xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, an ninh chính trị được giữ vững; bản thân, con em đến tuổi lao động sau khi đào tạo được sắp xếp việc làm ổn định, thu nhập tương xứng với sức lao động; môi trường, điều kiện làm việc được cải thiện hơn, ổn định giá cả thị trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế dịch bệnh; quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng được bảo vệ, bảo đảm kịp thời; đời sống văn hoá, tinh thần được quan tâm hơn; rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo; ngăn chặn kịp thời tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xã hội...
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI IX, NHIỆM KỲ (2008- 2013).
1. Tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách pháp luật; đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.
Xác định rõ chức năng nhiệm vụ, hằng năm các cấp công đoàn đã chủ động và tích cực phối hợp với chính quyền cùng cấp tổ chức gần 40.000 lượt đoàn viên, lao động tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, các văn bản luật, nghị định có liên quan trực tiếp đến CNVCLĐ. Liên đoàn lao động tỉnh đã tham gia với Bộ Lao động thương binh & xã hộixây dựng thang bậc lương, mức lương vùng đối với doanh nghiệp. Đã có 100% doanh nghiệp nhà nước và 12,77% doanh nghiệp ngoài nhà nước đăng ký thang lương, bảng lương. Tích cực tham gia với chính quyền xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn, trung hạn, hằng năm tại địa phương. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các cuộc tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; tổng hợp, kiến nghị kịp thời các vấn đề bất cập về chế độ chính sách liên quan đến đoàn viên người lao động với cấp có thẩm quyền theo quy định. Tích cực tham gia sắp xếp, chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH một thành viên sang hình thức hoạt động Công ty Cổ phần, giải quyết kịp thời các chế độ chính sách cho hàng trăm lao động.
Hằng năm các cấp công đoàn chủ động phối hợp với chuyên môn, người sử dụng lao động tổ chức cho 100% doanh nghiệp nhà nước đại hội công nhân viên chức; trên 80% đơn vị Đại hội cổ đông; 64% doanh nghiệp ngoài nhà nước có tổ chức công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động; trên 85% đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức Hội nghị cán bộ công chức; thông qua đó đã phát huy được tinh thần dân chủ, trí tuệ sáng tạo của đoàn viên, lao động trong việc tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển. Công đoàn đã hướng dẫn ký giao kết Hợp đồng lao động, đại diện tập thể người lao động thương lượng ký Thoả ước lao động tập thể, tham gia tích cực xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức lao động, mức khoán, tiền lương, công khai tài chính; xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong các doanh nghiệp (đạt chỉ tiêu NQ IX, Phụ lục biểu số 3).
Công đoàn các cấp tự tổ chức và chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng: đại biểu quốc hội tỉnh, đại biểu hội đồng nhân dân, Sở lao động thương binh & xã hội, Công an tỉnh, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức hàng chục cuộc kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Qua kiểm tra, đa số các đơn vị thực hiện kịp thời các chế độ chính sách cho người lao động. Đối với tình trạng nợ lương, chậm chế độ chính sách, nợ bảo hiểm xã hội, chế độ ưu đãi ngành nghề, nợ phép của cán bộ giáo viên, cán bộ y tế những năm trước đây đã được LĐLĐ tỉnh tập hợp chuyển kiến nghị đến UBND tỉnh và các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm. Hằng năm tích cực tham gia hội đồng xét nâng lương, chuyển ngạch, thi nâng bậc đảm bảo kịp thời quyền lợi cho hàng ngàn lượt cán bộ công chức, viên chức, công nhân, lao động. Thành lập văn phòng Tư vấn pháp luật Liên đoàn lao động tỉnh, tổ tư vấn tại các công đoàn cấp trên cơ sở, tham gia tư vấn miễn phí cho hàng trăm lượt đoàn viên, lao động.
Liên đoàn lao động tỉnh đã tích cực tham gia với UBND tỉnh, các ngành chức năng và người sử dụng lao động triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bảo hộ lao động, "Tuần lễ Quốc gia về An toàn lao động, vệ sinh lao động, PCCN", "Ngày môi trường thế giới"… góp phần thúc đẩy doanh nghiệp và người lao động thực hiện tốt các quy định về bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường. Tăng cường giám sát, kiện toàn nâng cao trách nhiệm của  gần 1000 cán bộ làm công tác bảo hộ lao động; đầu tư trang thiết bị cải thiện điều kiện làm việc, trang bị bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn trong lao động sản xuất, bảo vệ sức khỏe tính mạng người lao động; tổ chức 692 cuộc tập huấn, huấn luyện công tác bảo hộ lao động cho trên 25.000 lượt cán bộ công đoàn, mạng lưới an toàn vệ sinh viên; phối hợp với cơ quan quản lý và doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ cho trên 20.000 lượt đoàn viên, lao động; phát động trồng cây xanh, làm vệ sinh môi trường, tổ chức hàng chục hội thi, hội thao phòng cháy chữa cháy, thăm hỏi công nhân lao động bị tai nạn lao động nặng. Xây dựng các quy định, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động; gần 500 lượt đơn vị được kiểm tra, tự kiểm tra; hằng năm chỉ đạo chấm điểm, tổng kết khen thưởng thành tích phong trào “Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động", tham gia điều tra 13 vụ tai nạn lao động đúng quy định của pháp luật (phụ lục biểu số 9)
Công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên và người lao động được đẩy mạnh, thông qua hoạt động vay vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và từ các nguồn hỗ trợ khác. Công đoàn các cấp đã tín chấp hàng trăm dự án chăn nuôi, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp số tiền hàng tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên, tăng thu nhập cho hàng trăm lao động. Triển khai sâu rộng việc thực hiện Chương trình nhà ở “Mái ấm Công đoàn” Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn tỉnh đề ra; LĐLĐ tỉnh đã xây dựng Chương trình, vận động ủng hộ, tích cực thu hút trợ giúp của các cấp, các ngành, các tổ chức về tiền mặt và hiện vật tổng giá trị gần 6 tỷđồng. Triển khai hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao 09 nhà công vụ, lớp học Mầm non, 123 nhà ởcho đoàn viên lao động nghèo đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách, trao hàng ngàn vở viết, bút bi, dầy dép Bitis, cặp phao cứu sinh, quần áo cho đoàn viên, lao đông nghèo, các cháu học sinh, trẻ em khuyết tật …tổng số tiền trên 4,5 tỷđồng (đạt vượt chỉ tiêu NQ IX, phụ lục biểu số 10).
Các hoạt động nhân đạo từ thiện được đẩy mạnh, cán bộ đoàn viên luôn là lực lượng nòng cốt, đi đầu tham gia ủng hộ, xây dựng Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, "ngày vì người nghèo", vì trẻ thơ, khuyến học, ủng hộ nhân dân bị lũ lụt, thảm họa kép động đất sóng thần ở Nhật Bản, chương trình “Tấm lưới nghĩa tình” gần 20 tỷ đồng. Phối hợp với các cấp chính quyền, giám đốc doanh nghiệp tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi, giúp đỡ đào tạo cán bộ, hướng dẫn chuyển giao KHKT, hỗ trợ cây giống, con giống... cho các huyện, các xã đặc biệt khó khăn theo quyết định của Chính phủ và Quyết định 201/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh với tổng số tiềnhàng tỷ đồng, góp phần giảm bớt khó khăn cho nhân dân và đoàn viên lao động (đạt vượt chỉ tiêu NQ IX, phụ lục biểu 10).
2. Công tác tuyên truyền, giáo dục đoàn viên và người lao động góp phần xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh.
Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội, Liên đoàn lao động tỉnh xây dựng Nghị quyết chuyên đề, trong nhiệm kỳ các cấp công đoàn có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Công tác tuyên giáo công đoàn luôn bám sát những sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, của tỉnh, của tổ chức công đoàn, được phản ánh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của trung ương và địa phương, hệ thống truyền thanh nội bộ của một số doanh nghiệp, Bản tin hoạt động công đoàn, các hội thi, hội thảo sân khấu hóa, tuyên truyền miệng, tọa đàm, mít tinh, băng rôn, khẩu hiệu… lồng ghép với hoạt động văn hóa, thể thao. 100% công đoàn cơ sở, trên 90% công nhân viên chức lao động được tuyên truyền kịp thời chủ trương, đường lối, Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các sự kiện chính trị, Luật Bầu cử Quốc hội, Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 65 năm ngày thành lập nước, 80 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; 100 năm ngày thành lập tỉnh, 60 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh, 55 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp. Tuyên truyền lịch sử dựng nước, giữ nước, thành tựu xây dựng bảo vệ Tổ quốc, vấn đề biên giới, biển đảo, hội nhập quốc tế. Tuyên truyền các chính sách an sinh xã hội, chương trình tái định cư thủy điện Sơn La, các đề án, dự án, chương trình xây dựng nông thôn mới… Tổ chức trên 50.000 lượt đoàn viên lao động tham gia các cuộc thi viết tìm hiểu: 75 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 80 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, Bộ Luật lao động, Luật Công đoàn, mảnh đất con người Điện Biên, 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam – Lào. Tuyên truyền, vận động CNVCLĐ tích cực đi đầu trong việc “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng nhiều hình thức sinh động, phong phú: tổ chức 22 buổi nói chuyện chuyên đề, viết thu hoạch và đăng ký những việc làm theo ý nghĩa; tham gia Hội kể chuyện về Bác thu hút trên 3.000 lượt CNVCLĐ tham gia.
Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn, của LĐLĐ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Tăng cường giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, thực hành tiết kiệm, tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết Công Nông Binh, tin tưởng đường lối lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước. Tích cực vận động đoàn viên lao động, nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát hiện, giải quyết kịp thời, đấu tranh ngăn chặn âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, vấn đề dân tộc, tôn giáo, việc lợi dụng tự do tín ngưỡng tuyên truyền đạo trái pháp luật, giữ vững ổn định chính trị tại địa phương, khu vực biên giới. Tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại các cấp công đoàn, chú trọng công nhân lao động khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước; xây dựng tủ sách pháp luật cơ sở. Phát huy vai trò của hàng trăm cộng tác viên, báo cáo viên, giảng viên kiêm chức công đoàn các cấp. Tổ chức 25 cuộc mít tinh diễu hành, cấp phát trên 40.000 tài liệu, tờ rơi, tờ gấp, tranh ảnh, dựng 05 cụm Pa nô; đăng tải hơn 200 bài viết, 578 tin ảnh, 97 phóng sự trên Báo, Đài tỉnh và trung ương; phát hành 17 số bản tin hoạt động Công đoàn; tổ chức 6.173 cuộc tập huấn, tuyên truyền pháp luật lao động, luật công đoàn, luật phòng chống tội phạm, ma túy... cho 154.000 lượt đoàn viên lao động. Liên đoàn lao động tỉnh đã tham gia tích cực trong Ban chỉ đạo an toàn giao thông tỉnh, thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức cho 100% đoàn viên lao động, các công đoàn cơ sở ký cam kết chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, tham gia Hội thi tuyên truyền viên giỏi “An toàn giao thông” toàn quốc khu vực phía bắc đạt 03 giải thưởng. (Đạt chỉ tiêu NQ IX, biểu phụ lục số 2 ).
Các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng "Tháng Công nhân" do Tổng Liên đoàn phát động từ năm 2010 và chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, hằng năm Liên đoàn lao động tỉnh xây dựng kế hoạch hướng dẫn nội dung, hình thức tuyên truyền với nhiều hoạt động nổi bật như: Lịch sử Quốc tế Lao động 1/5, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5, tổ chức tọa đàm kỷ niệm, triển khai các phong trào thi đua yêu nước, khen thưởng, nêu gương các tập thể và đoàn viên lao động tiêu biểu, tổ chức các hoạt động thăm hỏi… thông qua đó nâng cao nhận thức cho đoàn viên lao động về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó phát huy tinh thần trách nhiệm của đoàn viên tự giác trong lao động sản xuất công tác và khảng định rõ vai trò, tầm quan trọng của tổ chức công đoàn.
Triển khai sâu rộng phong trào "Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa”, thực chất đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nội dung, hình thức, biện pháp. Số cơ quan, đơn vị đăng ký, thẩm định, công nhận danh hiệu bảo đảm tiêu chí, năm sau đạt cao hơn năm trước. Hàng năm 95% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đăng ký, kết quả 80% - 85% số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trên 90% số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa.Các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra sôi nổi, rộng khắp, liên tục từ cơ sở đến tỉnh; hình thức đa dạng, phong phú, chất lượng được nâng lên; hàng trăm giải cầu lông, bóng chuyền, hội diễn nghệ thuật quần chúng được tổ chức thu hút hàng ngàn lượt cán bộ, đoàn viên lao động tham gia (đạt chỉ tiêu NQ IX, phụ lục biểu số 7).   
3. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên, người lao động.
Trong nhiệm kỳ qua, các phong trào thi đua yêu nước được phát động sâu rộng, tổ chức đăng ký, ký kết giao ước thi đua theo cụm, khối, kịp thời tổng kết khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến, nội dung phong phú, hình thức đa dạng thiết thực gắn với các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn phù hợp với từng địa phương, ngành nghề đảm bảo các quy định của luật Thi đua khen thưởng, góp phần cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh. Các phong trào thi đua “Lao động giỏi", "Lao động sáng tạo”, xây dựng người cán bộ, công chức viên chức "Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu"... được đoàn viên lao động hưởng ứng nhiệt tình, rộng khắp. Tăng cường chỉ đạo các tập thể, cá nhân tích cực thi đua trên các công trình trọng điểm, công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La, đề án sắp xếp ổn định dân cư, chương trình 134/CP, 135/CP, 167/CP... Đã có 58 công trình sản phẩm hoàn thành được gắn biển chào mừng các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, của tỉnh, của tổ chức công đoàn, tổng giá trị đầu tư 482 tỷ đồng; có trên 5.000 sáng kiến, giải pháp ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, công tác, giá trị làm lợi trên 56 tỷ đồng, thực hiện 131 đề tài cấp bộ ngành và 4.847 đề tài cấp cơ sở, 9 đoàn viên lao động được nhận bằng “lao động sáng tạo” của Tổng Liên đoàn. (đạt chỉ tiêu NQ IX; riêng Bằng lao động sáng tạo chưa đạt NQ; Phụ lục biểu số 7).
Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết thi đua được coi trọng, việc bình xét các danh hiệu thi đua đi vào thực chất hơn; Liên đoàn lao động tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị thi đua điển hình tiên tiến 5 năm (2005 - 2010), tham gia Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Điện Biên lần thứ III, Tổng Liên đoàn lần thứ VIII; tổng kết 5 năm thực hiện các chuyên đề Nghị quyết IX đề ra; tổng kết công tác thi đua, khen thưởng hàng năm tại các cấp công đoàn.Công tác khen thưởng có sự chuyển biến cả về chất góp phần khắc phục dần bệnh thành tích và hình thức trong thi đua.
Các cấp công đoàn tích cực thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 01/11/2006 của Đảng bộ tỉnh về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, chống lãng phí”; kết luận 02-KL/TU ngày 13/12/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ giải pháp đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn (2011-2015) và các văn bản chỉ đạo của cấp trên, gắn với việc “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính hạn chế tiêu cực, sách nhiễu, giảm phiền hà cho cán bộ, nhân dân; đảm bảo các quy định trong thi hành nhiệm vụ công vụ, tiếp công dân; tăng cường công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong sản xuất, tiêu dùng, sử dụng vật tư, phương tiện, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
Duy trì, nâng chất lượng phong trào thi đua “Đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp háo, hiện đại hóa nông nghiệp&phát triển nông thôn”, phát huy vai trò trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể để tập trung chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở Nghị quyết và chương trình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW Hội nghị TW7 khóa X (5/8/2008) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, chương trình “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, chương trình giúp đỡ các xã huyện khó khăn, Nghị quyết giảm nghèo nhanh bền vững của Tỉnh ủy, LĐLĐ tỉnh đã phát động phong trào thi đua "đoàn viên lao động tỉnh Điện Biên chung sức xây dựng nông thôn mới" triển khai sâu rộng đến các cấp công đoàn thực hiện từng bước đem lại hiệu quả thiết thực. Tích cực phối hợp với các ban ngành chức năng tư vấn, đào tạo cán bộ, tổ chức hàng trăm lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng từng địa phương. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, phát triển trang trại chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường. Chuyển đổi, giao đất khoán rừng, mở rộng diện tích cây công nghiệp cà phê, cây chè, phát triển trồng trên 4.000 ha cây cao su, tại các huyện, thị. Kịp thời cung cấp các loại giống cây trồng, vật nuôi, các dịch vụ nông nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Tích cực thu hút các nguồn lực, lồng ghép các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa điện lưới quốc gia đến 112 xã phường, 118 xã có đường ô tô đến trung tâm, trên 74% số hộ dân được dùng điện, 85% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, phát thanh, truyền hình, phủ sóng điện thoại di động, chính sách an ninh xã hội... được quan tâm đúng mức, góp phần ổn định chính trị, Quốc phòng an ninh được giữ vững.
Thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Tổng Liên đoàn khóa IX "Công đoàn với nhiệm vụ nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp của công nhân, viên chức, lao động đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"; Nghị quyết, chương trình về đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Điện Biên. LĐLĐ tỉnh đã tổng kết 5 năm thực hiện chương trình phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Sở Giáo dục & Đào tạo và Hội Khuyến học tỉnh (2006-2010), ký kết giai đoạn (2011-2015). Đã có gần 68 nghìn lượt đoàn viên lao động được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, tay nghề, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tiếng dân tộc, công nghệ thông tin; gần 14 nghìn lượt cán bộ được đào tạo, đào tạo lại tại các trường của trung ương, của tỉnh đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển của địa phương trong tình hình mới (Phụ lục biểu số 4).
Có thể khảng định phong trào thi đua yêu nước nói chung, công tác thi đua khen thưởng của tổ chức công đoàn nói riêng, trong nhiệm kỳ đã đem lại hiệu quả thiết thực, là động lực khơi dậy tinh thần yêu nước, thúc đẩy lao động sáng tạo, ý thức tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, khắc phục khó khăn, tăng cường sức cạnh tranh để tồn tại, phát triển. Nhiều cán bộ, doanh nhân, công nhân lao động, sáng tạo, nhiều cách làm mới, nâng chất lượng phong trào, lan tỏa trên mọi lĩnh vực. Trong nhiệm kỳ đã có gần 9000 lượt cá nhân được công nhận chiến sỹ thi đua các cấp; gần 4000 lượt tập thể, trên 100.000 lượt cá nhân đạt lao động tiên tiến, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, cơ sở. (Đạt chỉ tiêu NQ IX ).
4. Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn, đội ngũ cán bộ công đoàn. Xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.
Trong nhiệm kỳ, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo xây dựng, ban hành, thực hiện 6 chuyên đề và chương trình, kế hoạch hằng năm cụ thểhóa Nghị quyết Đại hội IX Công đoàn tỉnh, nghị quyết Đại hội X công đoàn Việt Namđể triển khai thực hiện. Công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở được tập trung chỉ đạo quyết liệt, thu hút đông đảo người lao động gia nhập tổ chức công đoàn, trọng tâm khu vực xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp ngoài nhà nước. Chỉ đạo khảo sát, xây dựng Chương trình phát triển 4.000 đoàn viên, thành lập mới 100 công đoàn cơ sở, giao chỉ tiêu cụ thể cho các cấp công đoàn thực hiện. Với sự quyết tâm cao, trong nhiệm kỳ đã thành lập mới 265 công đoàn cơ sở (đạt 265%) nâng tổng số công đoàn cơ sở toàn tỉnh lên 1.021 công đoàn cơ sở, kết nạp mới 9.434 đoàn viên (đạt 235%) nâng tổng số đoàn viên công đoàn lên 32.883 người  (Đạt vượt chỉ tiêu NQ IX; biểu  phụ lục số 1).
Xây dựng phương án số 46 ngày 10/3/2010 về sắp xếp các Ban theo mô hình 05 Ban (quyết định 883/QĐ-TLĐ) được Tổng Liên đoàn phê duyệt; đã sáp nhập 04 ban thành 02 Ban: Ban Tuyên giáo Nữ công,Ban công tác cơ sở.Tập trungchỉ đạođổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công đoàn các cấp, nhất là công đoàn cấp trên cơ sở; tăng cường mối quan hệ phối hợp chỉ đạo giữa các Công đoàn ngành với LĐLĐ huyện, thịxã, thành phố, giảm bớt sự chồng chéo trong hoạt động công đoàn. Kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ các cấp, từng bước đổi mới công tác tổ chức cán bộ, thực hiện đúng các khâu công tác cán bộ theo hướng dẫn của Tỉnh uỷ, của Tổng Liên đoàn trong sắp xếp, quy hoạch, tuyển dụng, hợp đồng đảm bảo dân chủ, công khai đúng quy định của Đảng, Nhà nước.
           Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn có bước chuyển biến theo hướng đa dạng hóa, hằng năm LĐLĐ tỉnh đều xây dựng kế hoạch, chủ động nguồn kinh phí tổ chức 104 lớp bồi dưỡng, tập huấn theo chuyên đề, nâng cao kỹ năng hoạt động công đoàn phù hợp với cơ sở cho trên 10.000 lượt cán bộ công đoàn, cộng tác viên, giảng viên kiêm chức. Xét cử 177 lượt cán bộ Công đoàn chuyên trách đi đào tạo đại học, đại học phần công đoàn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng an ninh…, (Phụ lục biểu số 5); đã có 80% cán bộ chuyên trách công đoàn có trình độ đại học, 13% có trình độ cao cấp lý luận. Tổ chức thành công Hội thi cán bộ công đoàn giỏi toàn tỉnh lần thứ II… những kết quả đó đã góp phần quan trọng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn hiện nay. Số lượng cán bộ công đoàn các cấp ngày càng tăng, chất lượng nâng lên. Cán bộ trẻ, cán bộ nữ được quan tâm hơn, đại đa số cán bộ công đoàn giữ được phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, gần gũi đoàn viên, nhiệt tình, tận tụy, trách nhiệm với công tác công đoàn. Thực hiện Nghị quyết 6a/NQ-TLĐ của ban chấp hành Tổng Liên đoàn (khóa X) về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cơ sở”, các cấp công đoàn đã tập trung chỉ đạo; tích cực củng cố các công đoàn cơ sở còn yếu, công đoàn cơ sở xã phường, doanh ngoài nhà nước mới thành lập. Chỉ đạo tổ chức đại hội nhiệm kỳ đúng Điều lệ Công đoàn Việt Nam; xây dựng, thực hiện quy chế hoạt động của ban chấp hành, quy chế phối hợp giữa Công đoàn với Chính quyền đồng cấp. Đảm bảo chế độ sinh hoạt công đoàn theo quy định của Điều lệ, phù hợp với điều kiện thực tế. Xây dựng các tiêu chí chấm điểm, xếp loại công đoàn cơ sở, hằng năm LĐLĐ tỉnh tổ chức kiểm tra 60 - 70 công đoàn cơ sở về chấp hành Điều lệ, thực hiện NQ công đoàn cấp trên đảm bảo công khai, dân chủ. Tỷ lệ công đoàn cơ sở đạt vững mạnh, vững mạnh xuất sắc hàng năm gần 80%, trên 80% đoàn viên đạt tích cực. (Đạt chỉ tiêu NQ, biểu phụ lục số 1)
Công tác xây dựng hệ thống chính trị được các cấp công đoàn thực hiện nghiêm túc, tạo mọi điều kiện để đoàn viên lao động tham gia ý kiến xây dựng văn kiện Đại hội Đảng các cấp, các chương trình thực hiện nghị quyết của các cấp ủy Đảng, nghị quyết số 12 TW4 khóa XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; tham gia góp ý kiến đối với các tổ chức cơ sở đảng, cán bộ lãnh đạo và đảng viên. Kịp thời nắm tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên lao động, tập hợp những kiến nghị, đề suất phản ánh với cấp ủy Đảng. Phát huy cao vai trò, trách nhiệm của Công đoàn đối với công tác phát triển đảng trong các cơ quan, đơn vị, các loại hình doanh nghiệp; giúp đỡ, bồi dưỡng được gần 4000 đoàn viên lao động được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Tham gia tích cực vào việc xây dựng tổ chức thực hiện các đề án, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xẫ hội tại địa phương; đẩy mạnh các biện pháp cải cách hành chính, tham gia rà soát bãi bỏ hàng trăm văn bản, hàng chục quyết định không còn hiệu lực thi hành, thực hiện cơ chế một cửa liên thông từng bước đem lại hiệu quả, tích cực khai thác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân lực phục vụ nhiệm vụ công vụ. Bồi dưỡng, giới thiệu hàng trăm cán bộ, đảng viên, cán bộ công đoàn có phẩm chất, năng lực, điều kiện để tham gia các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Chính quyền, đại biểu Quốc hội, HĐND, Công đoàn các cấp để không ngừng xây dựng Đảng, chính quyền các cấp trong sạch vững mạnh. Tăng cường mối quan hệ công tác, đảm bảo nội dung, thông tin, sơ kết, tổng kết các Chương trình phối hợp giữa LĐLĐ tỉnh Điện Biên với một số công đoàn ngành trung ương đúng quy định, giữ vững mối quan hệ công tác trong hoạt động công đoàn (Phụ lục biểu số 4).
5. Công tác vận động lao động nữ.
Trong nhiệm kỳ, Liên đoàn lao động tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cấp công đoàn, Ban, tổ nữ công kiện toàn tổ chức, hướng dẫn, nâng chất lượng hoạt động công tác nữ công, phát huy năng lực, trí tuệ của nữ đoàn viên lao động trên mọi lĩnh vực. Cụ thể hóa nghị quyết đại hội IX thành nghị quyết chuyên đề công tác nữ; kết hợp nhiều hình thức triển khai thực hiện Nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn về công tác vận động nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hội thi, tọa đàm, tổ chức các lớp truyền thông, nói chuyện chuyên đề, cung cấp sổ tay công tác nữ công, sổ tay sức khỏe sinh sản, tờ rơi, tờ gấp cho trên 30.000 lượt nữ đoàn viên lao động. Hằng năm, đã thu hút 90% nữ đoàn viên lao động tham gia các hoạt động nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ, ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Lực lượng nữ chiếm gần 50% so với tổng số đoàn viên lao động trong toàn tỉnh; chất lượng được nâng lên thông qua phong trào học tập chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý các cấp ngày càng tăng: Nữ đại biểu Quốc hội đạt 33,3%, đại biểu HĐND cấp tỉnh 24%, cấp huyện 22,9%, cấp xã 19,8%; nữ tham gia cấp ủy Đảng cấp tỉnh trên 12%, cấp huyện cấp xã trên 13%; 58,6% cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội có lãnh đạo là nữ.
Hằng năm, các cấp công đoàn đã tổ chức các đợt kiểm tra và phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách, pháp luật; thường xuyên tham gia với chính quyền cùng cấp chăm lo đời sống, tạo điều kiện ổn định việc làm, đảm bảo thu nhập, phát huy quyền làm chủ, giải quyết kịp thời tiền lương, tiền thưởng, chế độ BHXH, BHYT, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Thực hiện hiệu quả Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình “Bình đẳng, tiến bộ, no ấm, hạnh phúc”, 4 phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Tăng cường công tác phối hợp hoạt động giữa tổ chức Công đoàn với Hội liên hiệp phụ nữ  đồng cấp, hằng năm đều cụ thể hóa vào chương trình công tác công đoàn triển khai thực hiện, xây dựng quỹ trợ vốn phát triển kinh tế gia đình.
Trong những năm qua, Liên đoàn lao động tỉnh luôn chú trọng chỉ đạo, triển khai sâu rộng phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ, hằng năm bám sát yêu cầu, mục đích, tác dụng của phong trào, các cấp công đoàn chủ động lồng ghép với phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, thực hiện “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các phong trào đặc thù ngành nghề khác, từ đó phát huy hiệu quả góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ với năng suất, chất lượng cao; thông qua phong trào đã có nhiều tập thể, cá nhân được Đảng, Nhà nước khen thưởng, trên 80% nữ đoàn viên lao động đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp (đạt chỉ tiêu NQ Đại hội IX; phụ lục biểu số 7).
6. Công tác Tài chính, hoạt động kinh tế công đoàn.
Hằng năm Liên đoàn lao động tỉnh đã chủ động xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách, báo cáo quyết toán, phân bổ dự toán cho các cấp Công đoàn đảm bảo công khai, dân chủ. Tăng cường phối hợp chặt chẽ với Kho bạc nhà nước, ký kết chương trình phối hợp Sở Tài chính trong việc kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đối chiếu thu kinh phí, đoàn phí công đoàn, chống thất thu. Tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí của Tổng Liên đoàn để đảm bảo nguồn thu phục vụ hoạt động của tổ chức công đoàn. Hướng dẫn các cấp công đoàn quản lý chặt chẽ việc thu, chi kinh phí công đoàn; thực hiện chi đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí. Kết quả thu, chi ngân sách hàng năm đều đạt và vượt so với kế hoạch giao từ 15% trở lên. Tập trung kinh phí chi hoạt động phong trào, công tác đào tạo bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ; đảm bảo các chế độ chính sách đối với cán bộ công đoàn. Ngoài ra công đoàn các cấp đã chú trọng khai thác các nguồn tài chính khác bổ sung cho các khoản chi phục vụ hoạt động tại đơn vị.
Liên đoàn lao động tỉnh tập trung chỉ đạo, củng cố, kiện toàn bộ máy lãnh đạo, các phòng chuyên môn Công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Công đoàn; đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác phục vụ, ổn định việc làm thường xuyên cho 40 lao động. Các khoản nợ BHXH, BHYT, bảo hộ lao động, bảo hiểm thất nghiệp được giải quyết dứt điểm. Tăng cường công tác quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.
7. Công tác kiểm tra của công đoàn.
Đã được công đoàn các cấp coi trọng, thường xuyên tổ chức thực hiện. Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp đã xây dựng chương trình, tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ ; thông qua kiểm tra đã giúp Ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp có những giải pháp chỉ đạo kịp thời, nâng cao ý thức chấp hành Điều lệ, tăng cường quản lý thu chi tài chính, tài sản công đoàn, hạn chế và ngăn chặn hiện tượng tiêu cực tham nhũng. Kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đoàn viên và người lao động. Trong nhiệm kỳ, Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp đã tổ chức 2.089 cuộc kiểm tra chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; 856 cuộc kiểm tra công tác quản lý sử dụng tài chính, tài sản công đoàn,truy thu 327,669 triệu đồng kinh phí và đoàn phí công đoàn. Tiếp 735 lượt đoàn viên, đoàn viên lao động đến hỏi chế độ chính sách; tiếp nhận, phối hợp với các cơ quan nhà nước giải quyết 40 đơn thư. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp tài liệu về công tác kiểm tra cho Ủy ban kiểm tra và cán bộ làm công tác kiểm tra của công đoàn các cấp; những kết quả đó đã góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội và xây dựng, củng cố tổ chức công đoàn các cấp ngày càng vững mạnh. (Phụ lục biểu số 8).
8. Công tác đối ngoại:
Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn và Tỉnh ủy Điện Biên. Thực hiện Chương trình mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các tỉnh có đường biên giới, LĐLĐ tỉnh đã xây dựng kế hoạch công tác, mở rộng quan hệ đối ngoại với 3 tỉnh Bắc Lào(Luông Nậm thà, Bò Kẹo, Phong Xa ly)góp phần nâng vị thế Công đoàn tỉnh Điện Biên, tích cực đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Trong nhiệm kỳ Liên đoàn lao động tỉnh đã tổ chức đón 05 đoàn cán bộ Liên hiệp Công đoàn các tỉnh Bắc Lào sang thăm, làm việc trao đổi kinh nghiệm hoạt động công đoàn;đồng thờiđã thành lập đoàn bộ công đoàn sang thăm, làm việc với Công đoàn tỉnh Bò Kẹo, Luông Nậm Thà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đảm bảo đúng quy định về đối ngoại của Đảng, Nhà nước, của tỉnh.  
9. Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Công đoàn tỉnh lần thứ IX, công đoàn các cấp đã tích cực, chủ động triển khai tổ chức thực hiện trên các mặt chủ yếu sau:
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh đã tập trung triển khai, cụ thể hóa nghị quyết đại hội IX Công đoàn tỉnh thành 6 chuyên đề, hàng năm chủ động lựa chọn những vấn đề then chốt, có tác động lớn đến đoàn viên lao động và công đoàn để xây dựng chương trình, kế hoạch chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động công đoàn. Các cấp công đoàn đã chủ động xây dựng và thực hiện khá tốt chương trình, kế hoạch công tác theo Nghị quyết của Ban Chấp hành và sự chỉ đạo của cấp ủy, công đoàn cấp trên.
            Công đoàn cấp trên đã hướng về cơ sở để nắm tình hình đoàn viên lao động và hoạt động công đoàn, tìm giải pháp tháo gỡ cho những vấn đề bức xúc đặt ra từ cơ sở. Việc kiểm tra cấp dưới được coi trọng. Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã có nhiều đợt kiểm tra, phối hợp kiểm tra, làm việc với các huyện, ngành, cơ sở; tổ chức các cuộc giao ban khu vực các tỉnh phía bắc, cơ quan LĐLĐ tỉnh và 3 khối thi đua các LĐLĐ huyện thị thành phố, công đoàn ngành, công đoàn cơ sở, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.
Thường trực LĐLĐ tỉnh kịp thời báo cáo hoạt động công đoàn và định kỳ 6 tháng, cả năm tham gia giao ban với Thường trực Tỉnh ủy, hàng tháng đều dự họp với UBND tỉnh, đã tham gia nhiều ý kiến về chủ trương, chương trình quan trọng liên quan đến việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định chính trị của tỉnh, những vấn đề liên quan đến công nhân viên chức lao động để chỉ đạo thực hiện. Tăng cường mối quan hệ phối hợp với cấp trên, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể đồng cấp nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn. Xây dựng, bổ sung hoàn thiện các quy chế hoạt động, quy chế phối hợp giữa Liên đoàn lao động tỉnh với các ban, ngành, đoàn thể tỉnh; giữa công đoàn với chính quyền các cấp, với một số công đoàn ngành Trung ương. Hầu hết các LĐLĐ huyện thị thành phố, khoảng 80% công đoàn cơ sở có quy chế phối hợp với chính quyền đồng cấp. Quan tâm chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức hoạt động công đoàn.
III. HẠN CHẾ, KHUYẾT ĐIỂM VÀ NGUYÊN NHÂN.
1. Hạn chế, khuyết điểm.
Công tác kiểm tra, tham gia kiểm tra giám sát thực hiện chế độ chính sách đôi khi chưa thường xuyên; vai trò tham gia quản lý, đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động ở một số công đoàn cấp trên cơ sở và công đoàn cơ sở chưa rõ nét, hiệu quả thấp. Việc thực hiện chế độ chính sách ở một số đơn vị chưa nghiêm túc, nhất là điều kiện làm việc, môi trường lao động, việc ký kết hợp đồng lao động, việc không tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước còn diễn ra.
Chất lượng, cơ cấu, trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân lao động khu vực ngoài nhà nước, ở vùng sâu, vùng xa còn thấp. Công tác tuyên truyền, phối hợp phổ biến chính sách pháp luật chưa cao, kỹ năng hoạt động tuyên truyền của một bộ phận cán bộ công đoàn hạn chế. Chương trình thực hiện Nghị quyết số 20 hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa X về "Tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước" chất lượng đem lại chưa cao.
Nội dung, hình thức tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, đại hội công nhân viên chức ở một số cơ sở còn hình thức, chưa đúng quy định, chưa sát yêu cầu nhiệm vụ. Sự phối hợp giữa chuyên môn với công đoàn cơ sở về thực hiện quy chế dân chủ ở một số cơ quan, đơn vị chưa thực sự đổi mới. Công tác chỉ đạo, mối quan hệ phối hợp chỉ đạo giữa một số Công đoàn cấp trên cơ sở còn chồng chéo nội dung, phương thức hoạt động chưa cụ thể, công việc đề ra dàn trải. Công tác tham mưu chỉ đạo của một số công đoàn cơ sở, cấp trên cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Việc tổ chức các phong trào thi đua, công tác khen thưởng ở các thành phần kinh tế chưa đồng đều; số ĐVLĐ trực tiếp được khen thưởng còn thấp; số đề tài được cấp bằng lao động sáng tạo chưa đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.
           Công tác phát triển đoàn viên, thành lập mới CĐCS ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thấp. Việc thành lập tổ chức cơ sở đảng và giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng khu vực ngoài nhà nước còn bất cập. Hoạt động tư vấn pháp luật chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu. Hoạt động của Ủy ban kiểm tra và Ban thanh tra nhân dân một số công đoàn cơ sở, cấp trên cơ sở còn yếu, công tác chỉ đạo, hướng dẫn hạn chế.
           Công tác tổng quyết toán tài chính công đoàn, thu kinh phí, đoàn phí hàng năm chậm, nguồn thu chưa đáp ứng đủ nhu cầu chi, nhất là các công đoàn cơ sởngoài nhà nước, công đoàn cơ sở xã phường thị trấn. Năm 2008, năm 2009 hoạt động sản xuất kinh doanh, việc chấp hành báo cáo quyết toán của Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch Công đoàn còn nhiều yếu kém; công tác quản lý, điều hành Công ty, hoạt động kinh doanh chưa đem lại hiệu quả, số vay nợ ngân hàng còn lớn, chưa có nguồn đóng góp cho NSCĐ tỉnh.
2. Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm.
a) Nguyên nhân chủ quan.
Nhận thức vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm của một bộ phận đoàn viên, người lao động, nhất là khu vực ngoài nhà nước chưa đầy đủ, NSDLĐ còn thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật lao động. Trình độ, năng lực, tính năng động, sáng tạo, khả năng nhạy bén, việc chỉ đạo, nắm bắt tình hình, kinh nghiệm thực tiễn của một bộ phận cán bộ công đoàn chưa theo kịp sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và thực tiễn phát triển của tỉnh.  
           Chưa có sự vào cuộc đồng bộ của một số cấp, ngành; tổ chức công đoàn chủ yếu vận động người sử dụng lao động thực hiện chế độ chính sách cho người lao động và tập hợp những kiến nghị, những bất cập đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết. Một số ít công đoàn các cấp chưa xây dựng được quy chế phối hợp giữa công đoàn với chính quyền.
           Một số nội dung hoạt động triển khai nhưng thiếu đôn đốc; việc tự kiểm tra và phối hợp kiểm tra chưa quyết liệt. Tài chính của công đoàn còn gặp nhiều khó khăn, không đủ cho hoạt động, nhất là các đơn vị ít đoàn viên lao động.
b. Nguyên nhân khách quan.
Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ làm công tác tuyên truyền chưa đáp ứng kịp thời với sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xã hội và tình hình thực tiễn. Một số quy định của pháp luật không được thực thi nghiêm chỉnh; quyền lợi hợp pháp, chính đáng của một số công nhân lao động còn bị vi phạm.
Những mặt trái của nền kinh tế thị trường, những tiêu cực trong xã hội đã tác động trực tiếp đến đời sống một bộ phận đoàn viên, người lao động, dẫn đến có tư tưởng thực dụng, chạy theo lợi ích cá nhân. Là tỉnh miền núi địa bàn hoạt động rộng, khó khăn, biên chế cán bộ chuyên trách công đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của các địa phương hiện nay. Cán bộ CĐCS kiêm nhiệm, luôn thay đổi do yêu cầu nhiệm vụ, ít thời gian hoạt động công đoàn.
Vấn đề xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn tuy được Đảng, Nhà nước quan tâm nhưng chưa đồng bộ, thiếu cụ thể, nhiều cơ chế, chính sách chưa được nghiên cứu, ban hành. Một số cấp uỷ Đảng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn, có lúc còn coi nhẹ, chưa tôn trọng tính độc lập, chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng, phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn. Địa bàn chủ yếu là các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ lẻ, số lượng đoàn viên lao động ít, nguồn thu hạn hẹp.Cáccông đoàn cơ sở xã, phường, doanh nghiệp ngoài nhà nước mới được thành lập hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
1. Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của tổ chức công đoàn là yếu tố quyết định sự thắng lợi của phong trào hành động cách mạng đối với đoàn viên lao động. Cần phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền, chuyên môn đồng cấp và trong hệ thống công đoàn để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Kịp thời xây dựng chương trình, kế hoạch hành động, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội thành các chuyên đề, có các giải pháp phù hợp với thực tế. Lựa chọn công việc trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo và tổ chức thực hiện phù hợp, không dàn trải. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng của tổ chức công đoàn.
2. Phát huy cao vai trò của công đoàn cấp trên cơ sở, kịp thời tuyên truyền, giáo dục, quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh. Kết hợp với giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống, “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hoạt động công đoàn phải vì đoàn viên và người lao động, thực hiện tốt các chức năng của công đoàn. Phải gắn các hoạt động công đoàn vào mục tiêu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở; có phương pháp khoa học để tập hợp sức mạnh của đoàn viên, người lao động. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ; phát huy vai trò trách nhiệm, tâm huyết nhiệt tình, tinh thông về nghiệp vụ, có kiến thức quản lý kinh tế, hiểu biết pháp luật, có thực tiễn, biết làm công tác vận động quần chúng, kỹ năng hoạt động công đoàn.
3. Đảm bảo phương pháp hoạt động công đoàn vừa phải giữ vững nguyên tắc, vừa phải mềm dẻo linh hoạt. Xây dựng tác phong làm việc khoa học, đầu tư chất xám, tránh qua loa, giảm bớt thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng thành tích, chủ nghĩa cá nhân; coi trọng tổng kết thực tiễn, sâu sát cơ sở, đoàn viên, người lao động.
ĐÁNH GIÁ CHUNG.
Trong 05 năm qua, phong trào công nhân viên chức lao động, hoạt động công đoàn đã phát triển mạnh mẽ. Nội dung, phương thức được đổi mới, hướng về đoàn viên và người lao động; tập trung phát triển đoàn viên, thành lập mới các CĐCS, xây dựng công đoàn các cấp vững mạnh. Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát chăm lo bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng, khắc phục được tình trạng nợ lương, nợ chế độ chính sách kéo dài; điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện hơn; hạn chế đơn thư khiếu kiện, không để xảy ra đình công, tranh chấp lao động. Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục và các hoạt động xã hội. Các phong trào thi đua do Công đoàn phát động luôn là động lực thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất, công tác 9 chỉ tiêu chính và 8 nhóm nhiệm vụ Đại hội IX Công đoàn tỉnh đề ra thực hiện trong nhiệm kỳ cơ bản hoàn thành, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết XI, XII Đảng bộ tỉnh. Đạt được những kết quả trên, nhờ có sự lãnh đạo tích cực của BCH Đảng bộ tỉnh, của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cùng quan tâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền, các đoàn thể, tinh thần quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, năng động sáng tạo của đông đảo đoàn viên, cán bộ, CCVC, CNLĐ toàn tỉnh. Trong nhiệm kỳ đã có 189 tập thể, cá nhân được Nhà nước tặng thưởng Huân chương các hạng; 29 tập thể được Chính phủ tặng cờ xuất sắc toàn diện; 342 lượt tập thể, cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; 24 cá nhân được nhà nước phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú, thầy thuốc ưu tú, nghệ sỹ ưu tú; 451 tập thể, 13.532 tập thể, cá nhân được nhận cờ và bằng khen của Tổng Liên đoàn, Chủ tịch UBND tỉnh, LĐLĐ tỉnh; 365 cá nhân được tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”; công đoàn cấp trên cơ sở, các công đoàn cơ sở đã tặng thưởng hàng ngàn giấy khen. Hàng ngàn lượt công đoàn cơ sở vững mạnh, vững mạnh xuất sắc; năm 2012 LĐLĐ tỉnh được Tổng Liên đoàn tặng cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu cụm thi đua LĐLĐ 7 tỉnh biên giới phía bắc, đề nghị Chính phủ tặng cờ thi đua; được nhận Cờ dẫn đầu Khối thi đua các cơ quan Đoàn thể tỉnh của UBND tỉnh trao tặng.
 
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
NHIỆM KỲ X (2013 - 2018)
 
 
I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÁC ĐỘNG ĐẾN PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN.
           Trong 5 năm tới sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng cao, với những thành tựu sau 27 năm đổi mới và phát triển; Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục có những chủ trương, chính sách ưu tiên đối với các tỉnh miền núi, biên giới, đồng bào các dân tộc thiểu số; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên khóa XII đã xác định rõ mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 2010-2015 tầm nhìn 2020; Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Luật lao động, Luật Công đoàn sửa đổi năm 2012 đi vào cuộc sống; nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Điện Biên đã đáp ứng được yêu cầu thực tế, khách quan là điều kiện thuận lợi để công đoàn thực hiện tốt vai trò, chức năng theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, vận động đoàn viên lao động tích cực đi đầu trong các phong trào hành động cách mạng.
Điện Biên vẫn là một tỉnh còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của cả nước. Địa bàn hoạt động rộng, cơ sở hạ tầng còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều, trình độ chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, lao động có mặt hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu "Diễn biến hòa bình", sử dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, “dân tộc, tôn giáo”; sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường; quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tạo ra những biến động sâu sắc về cơ cấu, số lượng, chất lượng đội ngũ CNVCLĐ. Sự đòi hỏi về chất lượng lao động ngày càng cao sẽ ảnh hưởng nhất định đến việc làm, thu nhập, đời sống, tâm tư nguyện vọng của người lao động toàn tỉnh.
II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG.
Tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Công đoàn cơ sở. Thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và người lao động. Nâng cao năng lực tham gia xây dựng chính sách, luật pháp; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, thanh tra, kiểm tra, giám sát và phản biện xã hội, việc thực hiện chế độ chính sách tại các cơ quan, đơn vị; xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp. Tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện các Chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt các chương trình mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xẫ hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng an ninh của tỉnh. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; tích cực học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập mới công đoàn cơ sở; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn các cấp vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại hội X Công đoàn tỉnh Điện Biên đề ra khẩu hiệu hành động: “Dân chủ, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn; vì quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; góp phần xây dựng tỉnh Điện Biên phát triển bền vững”.
III. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU.
1. Hàng năm80% trở lên đoàn viên và người lao độngđược tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết công đoàn các cấp. 70% trở lên đoàn viên và người lao động tham gia học tập nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp.
2. Kết nạp 100% lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, các xã phường thị trấn; từ 30% doanh nghiệp ngoài nhà nước có từ 20 lao động trở lên thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở.
3. 100% cán bộ công đoàn chuyên trách, 70% trở lên cán bộ công đoàn không chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về lý luận, nghiệp vụ công tác công đoàn; 80% trở lên cán bộ Công đoàn chuyên trách có trình độ chuyên môn Đại học, 25% có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
4. Hàng năm có từ 3 đề tài trở lên được Tổng Liên đoàn cấp bằng lao động sáng tạo; 1.000 trở lên sáng kiến cải tiến kỹ thuật được công nhận và áp dụng vào thực tiễn.
5. Hàng năm 80% trở lên cá nhân đạt danh hiệu đoàn viên công đoàn tích cực; 75% trở lên Công đoàn cơ sở đạt vững mạnh, vững mạnh xuất sắc; không có Công đoàn cơ sở yếu, kém; giới thiệu từ 800 trở lên đoàn viên công đoàn được bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. 80% trở lên nữ đoàn viên, lao động đạt danh hiệu Giỏi việc nước, đảm việc nhà. Thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình.
7. Thực hiện hiệu quả chương trình nhà ở “Mái ấm công đoàn”; hàng năm hỗ trợ xây dựng từ 10 nhà ở trở lên cho đoàn viên và người lao động đặc biệt khó khăn.
8. 100% cơ quan, đơn vị thực hiện tốt công tác tài chính công đoàn, đảm bảo thu đạt và vượt kế hoạch dự toán giao hàng năm.
9. Hàng năm 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, doanh nghiệp nhà nước tổ chức Đại hội CNVC; 70% công ty cổ phần, công ty TNHH tổ chức Hội nghị người lao động. 100% doanh nghiệp nhà nước, 65% doanh nghiệp ngoài nhà nước có tổ chức công đoàn có TƯLĐTT.
10. 80% trở lên tập thể đạt danh hiệu lao động tiên tiến; từ 75% trở lên cá nhân đạt lao động tiên tiến (trong đó từ 10 - 20% đạt chiến sỹ thi đua các cấp).
11. 85% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa; 90% trở lên gia đình đoàn viên, người lao động đạt gia đình văn hóa. Phấn đấu không còn đoàn viên công đoàn vi phạm pháp luật hoặc vi phạm các tệ nạn xã hội.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.
1. Chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
Các cấp công đoàn tích cực nghiên cứu, tập hợp những bất cập, tham gia ý kiến xây dựng luật pháp, xây dựng chính sách, chế độ liên quan trực tiếp đến tổ chức công đoàn, đoàn viên, người lao động. Thực hiện hiệu quả Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn (sửa đổi 2012) và các Luật khác, các chế độ chính sách mới ban hành.
Thực hiện tốt vai trò đại diện bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng, phối hợp  với người sử dụng lao động nâng chất lượng Quy chế dân chủ, phát huy cao quyền làm chủ của đoàn viên người lao động, của Ban thanh tra nhân dân trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tham gia xây dựng nội quy, quy chế hoạt động, hướng dẫn, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, nhất là các vấn đề về quyền, nghĩa vụ của đoàn viên, người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động. Nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng tư vấn pháp luật, các tổ tư vấn của công đoàn các cấp, tư vấn miễn phí. Thực hiện tốt chức năng đại diện cho cá nhân, tập thể đoàn viên và người lao động khởi kiện tại Tòa án khi quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của họ bị xâm phạm đúng quy định của pháp luật.
           Tích cực tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng giám sát việc thực hiện định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế chi tiêu nội bộ. Tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện Thoả ước lao động tập thể, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, phòng ngừa tranh chấp lao động, đình công tự phát tại doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện hiệu quả về ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội; tham gia sắp xếp, đổi mới, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo Nghị quyết 13/CP. 
Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động và công đoàn, BHXH, BHYT, BHTN, các chế độ khác liên quan đến đoàn viên, người lao động tại các thành phần kinh tế. Giải quyết kịp thời các khiếu nại tố cáo, tập hợp kiến nghị ngăn ngừa vi phạm, kiên quyết đấu tranh phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Tích cực tham gia thực hiện Chương trình Quốc gia về bảo hộ lao động, tăng cường kiểm tra công tác bảo hộ lao động, phối hợp với người sử dụng lao động cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tổ chức khám sức khỏe định kỳ; tăng cường tập huân, huấn luyện, nâng chất lượng của hội đồng bảo hộ lao động, mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
Đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa. Hướng dẫn, tư vấn, giúp đỡ các huyện, các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình, nghị quyết của chính phủ, nghị quyết và chương trình, kế hoạch chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Thực hiện tốt chương trình nhà ở “Mái ấm công đoàn” góp phần vào việc giảm nghèo nhanh và bền vững của địa phương.
2. Tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên, người lao động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyếtcông đoàn.
Các cấp công đoàn cần đa dạng hoá các hình thức, biện pháp tuyên truyền, kịp thời tổ chức học tập, quán triệt chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình dự án, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.
Tổ chức cho cán bộ, đoàn viên, lao động học tập quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp; xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam, nghị quyết X Công đoàn tỉnh (nhiệm kỳ 2013 - 2018).
           Tuyên truyền vận động người lao động chấp hành nghiêm túc nội qui, qui chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn. Tăng cường giáo dục ý thức chính trị, truyền thống yêu nước, giác ngộ cách mạng, kiên định lập trường giai cấp; thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác với âm mưu của các thế lực thù địch, những quan điểm, tư tưởng trái với đường lối cách mạng của Đảng, trái với mục tiêu lý tưởng của dân tộc. Nhận thức đầy đủ chiến lược bảo vệ Tổ quốc, tích cực xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Thực hiện có hiệu quả nghị quyết 20 hội nghị lần thứ 6 khoá X của Đảng và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’, thực hành tiết kiệm; Nghị quyết và chương trình thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 4, lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa XI. Tích cực vận động đoàn viên, người lao động khắc phục vượt qua mọi khó khăn của doanh nghiệp, phối hợp cùng chính quyền thu hút, khai thác các nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đúng định hướng, đẩy mạnh thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người lao động góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Tổ chức tốt các hoạt động trong “Tháng công nhân” hàng năm; mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong CNVCLĐ hướng tới kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ, 85 năm ngày thành lập Đảng, 80 ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, 50 năm ngày thành lập Công đoàn tỉnh Điện Biên và các sự kiện chính trị trọng đại khác.
Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa”, “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp” đảm bảo các tiêu chí. Tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phù hợp từng loại hình công đoàn cơ sở, nâng cao đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Tích cực tham gia chương trình phòng chống các tệ nạn xã hội, ma túy, HIV/AIDS; vận động đoàn viên, người lao động chấp hành tốt các quy định khi tham gia giao thông; thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính, thực hiện cuộc vận động xây dựng người cán bộ công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”. Thực hiện đúng quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, của cán bộ công đoàn trong thi hành công vụ và trong quan hệ xã hội.
Tăng cường các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tuyên truyền; nâng cao chất lượng hoạt động của các cộng tác viên, báo cáo viên, giảng viên kiêm chức, đẩy mạnh các loại hình thông tin, bản tin hoạt động công đoàn. Thực hiện hiệu quả các Nghị quyết liên tịch, chương trình phối hợp hoạt động giữa công đoàn với các tổ chức, đơn vị, các cấp, các ngành đã được ký kết.
3.Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Tổ chức cho cán bộ, đoàn viên và người lao động tích cực thi đua, thực hiện hiệu quả Luật thi đua, khen thưởng, Chỉ thị của Bộ Chính trị, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Quy chế thi đua khen thưởng của tổ chức công đoàn, khắc phục bệnh thành tích, hình thức trong thi đua. Thường xuyên chỉ đạo, phát động các phong trào thi đua yêu nước trong cán bộ, đoàn viên, người lao động, gắn kết với các nội dung thi đua yêu nước của tỉnh, góp phần phát triển cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, thực hiện thắng lợi các chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, kế hoạch của UBND tỉnh về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hàng năm cũng như các giai đoạn. Trọng tâm là “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải pháp thiết thực, mục tiêu “Năng suất, chất lượng, hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống”.
Nâng cao chất lượng phong trào “Học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển”; “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”; xây dựng mô hình dân vận khéo; đẩy mạnh việc “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tham gia thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4, Trung ương 6 (khóa XI) của Đảng. Tiếp tục đổi mới nội dung, tổ chức, đánh giá, chấm điểm, xếp loại thi đua theo khối, theo cụm đảm bảo đúng tiêu chí quy định. Tham gia bổ sung sửa đổi Luật thi đua khen thưởng, Quy chế thi đua khen thưởng của tổ chức công đoàn phù hợp tình hình mới. Chú trọng công tác sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng kịp thời, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các sáng kiến, sáng chế, các công trình sản phẩm. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tận tụy với công việc; thực hiện công khai dân chủ, tạo mọi thuận lợi để đoàn viên và người lao động phát huy tài năng, trí tuệ vào các lĩnh vực công tác được giao.
Nâng cao hiệu quả phong trào “Xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, củng cố tăng cường hoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên; quan tâm cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức khỏe người lao động. Tổ chức các hoạt động về BVMT theo hướng phát triển bền vững; hưởng ứng Tuần lễ quốc gia “An toàn vệ sinh lao động – PCCN”, tuần lễ nước sạch vệ sinh môi trường, ngày môi trường Thế giới hàng năm.
Đẩy mạnh phong trào thi đua phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phong trào “CNVCLĐ tỉnh Điện Biên chung sức xây dựng nông thôn mới”; Nghị quyết, chương trình xóa đói giảm nghèo; thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giúp đỡ các xã khó khăn theo Quyết định 182/QĐ-UB ngày 26/3/2012 của UBND tỉnh. Tăng cường củng cố khối liên minh “Công, nông, binh, trí thức” vững chắc. Phát huy trí tuệ của đội ngũ tri thức trẻ tăng cường về cơ sở và trách nhiệm của cán bộ công chức cấp xã. Tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mô hình điểm hiệu quả bền vững cho nhân dân.
4. Phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn. Tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.
Xây dựng, triển khai thực hiện Chương trình và nghị quyết chuyên đề “Phát triển đoàn viên”, Chương trình “Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn” giai đoạn 2013 – 2018 phù hợp với Chương trình của Tổng Liên đoàn. Tập trung các doanh nghiệp ngoài nhà nước, các đơn vị chia tách, thành lập mới. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, đánh giá chất lượng hoạt động, phân loại CĐCS vững mạnh đúng tiêu chí; tập trung đối với CĐCS ngoài nhà nước, CĐCS các xã phường thị trấn, tăng cường vai trò của CĐCS trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước góp phần giữ vững vị trí then chốt, chủ đạo. Phát huy cao tác dụng của công đoàn cấp trên cơ sở, chủ động xây dựng quy chế phối hợp hoạt động để chỉ đạo các CĐCS phù hợp với điều kiện mới. Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của công đoàn cấp huyện, thị, thành phố.
Quan tâm xây dựng đội ngũ, đổi mới công tác cán bộ, bố trí sử dụng, chú trọng cán bộ công đoàn xuất thân từ công nhân, cán bộ nữ, cán bộ cán bộ giỏi có năng lực làm công tác công đoàn để phát huy chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho đoàn viên và người lao động. Từng cấp công đoàn cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng hoạt động công đoàn hằng năm đảm bảo nội dung, phương pháp sát thực phù hợp. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ công đoàn chuyên trách phù hợp với Nghị quyết 11 của Đảng.
Chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường thực hiện cơ chế tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Thực hiện tốt trách nhiệm của tổ chức công đoàn, của đoàn viên và người lao động tham gia góp ý kiến cho Đảng và đảng viên, tích cực giới thiệu cán bộ, đảng viên có năng lực phẩm chất tham gia cấp ủy, chính quyền các cấp. Chăm lo bồi dưỡng, giúp đỡ, giới thiệu đoàn viên công đoàn ưu tú để Đảng xem xét kết nạp tăng sức mạnh cho Đảng; tham gia công tác phát triển tổ chức Đảng trong các cơ quan, đơn vị, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tích cực thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020, nhằm không ngừng xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch vững mạnh. Ứng dụng, khai thác tốt công nghệ thông tin trong hoạt động công đoàn các cấp. Tăng cường mối quan hệ trao đổi công tác với các Công đoàn ngành Trung ương và các tỉnh về xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong tỉnh.
5. Công tác Nữ công.
Thực hiện hiệu quả Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 6b của Tổng Liên đoàn; Chỉ thị, Nghị quyết, chương trình hành động của Tỉnh ủy, Kế hoạch của Liên đoàn lao động tỉnh về công tác vận động nữ trong tình hình mới; nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp. Đổi mới các hình thức hoạt động về giới, thực hiện tốt chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến năm 2020; thực hiện tốt công tác Dân số kế hoạch hóa gia đình, góp phần giảm tỷ lệ sinh hàng năm, nâng chất lượng cuộc sống theo tinh thần Nghị quyết của Tỉnh đề ra. Phối hợp với chính quyền, các cơ quan chức năng quan tâm bồi dưỡng, tạo điều kiện cho nữ đoàn viên lao động vươn lên làm chủ trong lao động, tham gia các công việc trọng trách của Đảng, chính quyền và xây dựng gia đình.
 Tích cực kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ và trẻ em. Nâng cao chất lượng phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” theo tinh thần Chỉ thị số 03/CT-TLĐ của Tổng Liên đoàn; phong trào “Phụ nữ tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động, sáng tạo”. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác nữ công, nâng chất lượng hoạt động công tác nữ công, phát huy vai trò của Ban, tổ nữ công các cấp. Vận động đoàn viên, lao động nữ  tích cực tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình; xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” và 4 phẩm chất của người phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐ
6. Công tác Kiểm tra.
Các cấp công đoàn cần chú trọng hơn trong việc chỉ đạo UBKT xây dựng chương trình công tác toàn khóa, hàng năm; giúp Ban Chấp hành, ban thường vụ thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác kiểm tra. Tăng cường kiểm tra việc chấp hành Điều lệ, kiểm tra tài chính công đoàn, việc thực hiện các chế độ chính sách. Phối hợp tốt với chính quyền, các ban ngành chức năng giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của đoàn viên, lao động. Hướng dẫn người lao động nâng cao hiểu biết, chấp hành đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ kiểm tra Công đoàn các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
7. Công tác tài chính và hoạt động kinh tế công đoàn.
Thực hiện đúng quy định của Luật Công đoàn năm 2012, của Nhà nước, của Tổng Liên đoàn về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản công đoàn. Phấn đấu thu đúng, thu đủ các khoản thu kinh phí, đoàn phí, thu khác, khai thác tốt các nguồn vốn từ nguồn ngân sách nhà nước. Tập trung nguồn kinh phí chi cho các nội dung hoạt động của công đoàn: Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn; công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ngoài nhà nước; công tác tuyên truyền, thi đua khen thưởng, hoạt động phong trào; Ưu tiên chi hoạt động công đoàn cơ sở. Quản lý chặt chẽ, chi đúng mục đích, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí trong công tác tài chính công đoàn. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đối chiếu, hướng dẫn nghiệp vụ tài chính kế toán. Phân cấp tài chính cho các Liên đoàn lao động huyện, thị, thành phố.
Đẩy mạnh hoạt động kinh tế công đoàn, thực hiện hiệu quả công tác sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Du lịch Công đoàn. Đóng góp một phần cho ngân sách công đoàn phục vụ hoạt động phong trào của đoàn viên và người lao động, xây dựng tổ chức Công đoàn.
8. Công tác đối ngoại.
Căn cứ chủ trương của Đảng, của Tổng Liên đoàn, của Tỉnh ủy về tăng cường quan hệ đối ngoại với các tỉnh biên giới nước bạn; duy trì tốt mối quan hệ hợp tác giữa Công đoàn tỉnh Điện Biên với Công đoàn các tỉnh Bắc Lào, các tỉnh có chung đường biên giới quốc gia đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc về công tác đối ngoại với phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả”.
V. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Hoạt động công đoàn hướng về cơ sở, cán bộ công đoàn cần nắm chắc cơ sở, sát người lao động, lắng nghe ý kiến, kiến nghị, giúp giải quyết những khó khăn, nhất là những vấn đề liên quan đến việc làm, đời sống của đoàn viên và người lao động.
2. Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp tạo điều kiện của các cấp chính quyền, chuyên môn cùng cấp trong các hoạt động công đoàn. Giữ vững nguyên tắc “Tập trung dân chủ”. Thực hiện tốt các quy định về phân công trách nhiệm. Tăng cường mối quan hệ và thực hiện hiệu quả các chương trình phối hợp với HĐND, các ngành, các đơn vị trong hệ thống Công đoàn.
3. Chủ động xây dựng chương trình hoạt động toàn khóa, các chương trình công tác chuyên đề phù hợp với nhiệm vụ của địa phương, xây dựng kế hoạch tập huấn. Tuyên truyền, tổ chức thực hiện kịp thời các nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội X Công đoàn tỉnh, Nghị quyết XI công đoàn Việt Nam sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung chỉ đạo thực hiện tránh dàn trải. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Công đoàn cấp trên và cấp mình. Tích cực chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng đối với đoàn viên và người lao động. 
4. Tăng cường chỉ đạo điểm, tổng kết, xây dựng mô hình. Phát huy tính tích cực, sáng tạo của đội ngũ cán bộ công đoàn, trí tuệ của đoàn viên, người lao động. Định kỳ tổ chức đối thoại giữa người lao động với người sử dụng lao động.
5. Nâng chất lượng công tác thông tin, báo cáo của Ban chấp hành, ban thường vụ, từng ủy viên; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công đoàn.
Đại hội X Công đoàn tỉnh Điện Biên là Đại hội “Đoàn kết, trí tuệ, dân chủ, đổi mới”, thể hiện ý chí quyết tâm chính trị, nguyện vọng của đông đảo đoàn viên và người lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, của Tổng LĐLĐ Việt Nam; sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền các cấp, cũng như các ban ngành đoàn thể. Phát huy truyền thống 50 năm xây dựng trưởng thành của tổ chức Công đoàn tỉnh Điện Biên. Đại hội kêu gọi cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, công nhân, lao động trong toàn tỉnh nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt khó đi lên, nêu cao ý thức tự lực tự cường, năng động, sáng tạo, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết X Công đoàn tỉnh, góp phần cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết XII Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết XI Đảng toàn quốc, Nghị quyết XI Công đoàn Việt Nam; thi đua thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", xây dựng tỉnh Điện Biên ngày càng phát triển.
 
                                          ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN LẦN THỨ X
 
 
 
 
 
 
 
 
 PHỤ LỤC THAM KHẢO
( Kèm theo Báo cáo của Ban chấp hành
 Liên đoàn lao động tỉnh Điện Biên khóa IX
Tại Đại hội Công đoàn tỉnh Điện Biên Lần thứ X)
------------
              
                 Biểu số 1  – SỐ LƯỢNG ĐOÀN VIÊN VÀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ:
 
Nội dung
Đơn vị tính
6/2008
12/2012
Tăng/giảm
1 – Số lượng Đoàn viên
 người
23.449
32.883
+ 9.434
Trong đó: + HCSN
// 
18.530
27.306
+ 8.776
+ Doanh nghiệp có vốn nhà nước 51% trở lên
 //
2.511
1.153
- 1.358
+ Doanh nghiệp ngoài nhà nước ( Công ty cổ phấn, công ty TTHH, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã…)
 //
433
2.189
+ 1.756
+ Trung ương đóng tại địa phương
// 
1.975
2.235
+ 260
2. Số lượng CĐCS
 đơn vị
756
1.021
+ 265
Trong đó: + Số CĐCS HCSN
//
689
941
+ 252
                 + Số CĐCS Doanh nghiệp có vốn nhà nước 51% trở lên
//
46
26
- 20
        + Số CĐCS doanh nghiệp ngoài nhà nước ( Công ty cổ phấn, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã…)
//
10
41
+ 31
     + Số CĐCS TW đóng tại địa phương
//
11
13
+ 2
                     PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN, THÀNH LẬP CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ.
Nội dung
Đơn vị tính
Chỉ tiêu 
Nhiệm kỳ
Thực hiện 
Trong nhiệm kỳ
Tỷ lệ % đạt so với chỉ tiêu  NQ IX
1 – Số lượng đoàn viên phát triển mới
     người
4.000
9.434
235%
(tăng 135%)
Trong đó: - Trong nhà nước
//
 
7.678
 
                  - Ngoài nhà nước
//
 
1.756
 
2 – Số CĐ cơ sở phát triển mới
đơn vị
100
265
265%
(tăng 165%)
Trong đó: - Trong nhà nước
//
 
234
 
-                                               Ngoài nhà nước
(Công ty cổ phấn, công ty TTHH, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã…)
//
 
            31
 
 
               
 
 
                       CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VỮNG MẠNH
Nội dung
ĐVT
2008
2009
2010
2011
2012
Tỷ lệ bình quân
 5 năm
CĐCS vững mạnh XS
     Đạt tỉ lệ %  
CĐCS
%
220
26,28
304
33,41
355
36,52
389
39,65
403
39,47
-
35,07%
CĐCS vững mạnh
    Đạt tỉ lệ %  
CĐCS
%
435
51,97
414
45,5
413
42,49
411
41,9
409
40,06
-
44,38%
CĐCS đạt loại khá
   Đạt tỉ lệ %                               
CĐCS
%
87
10,39
127
13,96
137
14,09
139
14,17
145
14,20
-
13,36%
CĐCS đạt trung bình                        
    Đạt tỉ lệ %  
CĐCS
%
34
4,06
45
4,95
50
5,14
30
3,06
31
3,04
-
4,05%
Chưa đủ điều kiện phân loại (trong đó có 07 lượt CĐCS còn yếu)
CĐCS
%
61
7,29
20
2,2
17
1,75
12
1,22
-
3,23
-
3,14%
 
                  Biểu số 2 - CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT,  HOẠT ĐỘNG VH, VN-TT
 
Nội dung
ĐVT
2008 - 2012
1. Tuyên truyền giáo dục pháp luật
 
 
- Số lần
cuộc
6.173
- Số lượt người
lượt
154.325
+ Trong đó:
    - Tuyên truyền pháp luật lao động
 
cuộc
 
2.350
    - Luật Công đoàn, Điều lệ CĐ Việt Nam
1.008
    - Luật Bình đẳng giới; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật hôn nhân & gia đình…
 
 
83
    - Tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội                     
2.570
    - Tuyên truyền, tư vấn công tác dân số, KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản
 
162
    - Khác
85
2. Hoạt động văn nghệ, thể thao
 
 
- Hội diễn nghệ thuật quần chúng, thi đấu – giao lưu thể thao
       + Số người tham gia
cuộc
 
lượt người
13
 
20.000
- Hoạt động khác
4
3. Tham gia các hội thi
- Thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kể chuyện sách “Âm vang Điện Biên”; viết tìm hiểu về Đảng, Công đoàn Việt Nam, mảnh đất con người Điện Biên, 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam – Lào…
lượt người
50.000
- Tham gia Hội thi tuyên truyền viên giỏi “An toàn giao thông toàn quốc”
cuộc
Đạt 03 giải thưởng
4. Tổ chức mít tinh, diễu hành an toàn giao thông, PCMT, môi trường
cuộc
25
 
                 Biểu số 3 - TÌNH HÌNH QUAN HỆ LAO ĐỘNG:
 
Nội dung
ĐVT
2008
2009
2010
2011
2012
1. Ký Hợp đồng lao động
 
 
 
 
 
 
- Số lao động được ký HĐLĐ không xác định thời hạn
người
4.345
4.883
5.045
5.236
5.413
+ Tỷ lệ so với tổng số CNLĐ
%
19%
21,8%
21,1%
21%
21,4%
- Số lao động được ký HĐLĐ có thời hạn từ 1- 3 năm
người
11.725
13.850
15.187
16.767
17.763
+Tỷ lệ so với tổng số CNLĐ
%
53,5%
61,5%
65,4%
69%
74%
- Số LĐ được ký HĐLĐ có thời hạn < 1 năm
người
5.930
3.767
2.968
2.297
2.114
+ Tỷ lệ so với tổng số CNLĐ
%
26,8%
16,7%
13,5%
10%
8%
2. Số CNLĐ Đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp trong doanh nghiệp
 
 
 
 
 
 
- Số người đã đóng BHXH
người
5.263
5.532
5.865
6.374
6.505
+ Tỷ lệ so với tổng số CNLĐ
%
23,9%
24,58%
25,2%
26,23%
25,72%
- Số người đã đóng BHYT
người
5.263
5.532
5.865
6.374
6.505
+ Tỷ lệ so với tổng số CNLĐ
%
23,9%
24,58%
25,2%
26,23%
25,72%
- Số người đã đóng BH thất nghiệp
người
-
4.883
5.045
5.236
5.413
+ Tỷ lệ so với tổng số CNLĐ
%
 
21,8%
21,1%
21%
21,4%
3. Ký thỏa ước LĐTT
 
 
 
 
 
 
- Số lượng doanh nghiệp đã ký TƯLĐTT/tổng số DN có tổ chức CĐ
đơn vị
95
95
125
250
290
+ DNNN (Nhà nước sở hữu trên 50 vồn điều lệ)
đơn vị
58
58
51
51
51
+ DN ngoài nhà nước
đơn vị
37
37
74
199
239
4. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
 
 
 
 
 
 
- Tổng số vụ tai nạn lao động
Số vụ
-
1
4
5
3
Chia ra: + Doanh nghiệp nhà nước
"
-
-
4
5
3
            + DN ngoài nhà nước
"
-
1
-
-
-
- Số vụ tai nạn chết người
người
-
1
3
4
-
5. Thực hiện quy chế dân chủ (tính cả số DN nhà nước TW đóng tại địa phương)
 
 
 
 
 
 
- Số DNNN đã mở Đại hội CNVC
đơn vị
58
58
43
43
39
+ Tỷ lệ % so với tổng số DNNN
%
100%
100%
100%
100%
100%
- Số đơn vị đã mở Hội nghị CBCC
đơn vị
696
769
810
828
900
+ Tỷ lệ so với tổng số đơn vị HCSN
%
92%
94%
90%
92%
94%
- Số DN đã tổ chức Hội nghị người lao động
đơn vị
10
18
22
24
40
+ Tỷ lệ % so với tổng số DN ngoài nhà nước có tổ chức công đoàn
%
100%
96%
93%
95%
97%
            
                Biểu số 4  – CÔNG TÁC ĐÀO TÀO BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ, CC, VV, CN, LĐ
 
Nội dung
ĐVT
Năm (2008 – 2012)
* Chuyên môn nghiệp vụ 
 
 
     + Trên đại học
 
351
     + Đại học
người
579
     + Cao đẳng, Trung cấp
 
650
     + Tin học
16.893
     + Ngoại ngữ, tiếng dân tộc
9.865
* Chính trị, QLNN
 
 
     + Cao cấp chính trị
người
215
     + Trung cấp chính trị
1.735
* Quản lý nhà nước
1.985
* Đào tạo Nghề
người
 
    + Trung cấp nghề
15.068
    + Sơ cấp nghề
20.389
 
                 Biểu số 5CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN
 
Nội dung
ĐVT
Năm (2008 – 2012)
* Chuyên môn nghiệp vụ 
 
 
     + Trên đại học
người
1
     + Đại học, Đại học phần Công đoàn
người
9
    + Tin học
65
     + Ngoại ngữ
35
      + Khác
25
* Chính trị
 
 
     + Cao cấp chính trị
người
8
     + Trung cấp chính trị
//
13
* Quản lý nhà nước
 
21
* Bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Công đoàn
 
 
     + Công đoàn tổ chức:     - Số lớp              
lớp
104
                                           - Số người
lượt người
10.646
 
           
 
 
                 Biểu số 6 - CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN
 
 
 
Nội dung
 
 
ĐVT
 
2008
 
2009
 
 
 
- Số công trình, SP đăng ký
CT, SP
17
9
13
11
8
- Đã hoàn thành trong năm
CT, SP
17
9
13
11
8
- Tổng giá trị đầu tư
tỷ đồng
145
45
137
115
40
5- CÁC DANH HIỆU THI ĐUA
 
 
 
 
 
 
5.1-Lao động tiên tiến
       - Số cá nhân
 
người
 
17.600
 
19.145
 
20.420
 
21.740
 
21.985
       - Số tập thể
T. thể
625
678
789
812
871
5.2- Chiến sỹ thi đua
 
 
 
 
 
 
- Cấp cơ sở
người
1.376
1.582
1.491
1.812
2.428
- Cấp ngành TW, tỉnh
người
5
7
2
1
2
- Cấp toàn quốc
người
1
1
-
-
-
5.3- Giỏi việc nước, đảm việc nhà
 
 
 
 
 
- Số lượng
người
10.198
10.971
12.362
13.009
14.629
- Tỷ lệ so với đoàn viên nữ
%
79,37
80,25
83,62
85,44
87
5.4- Cơ quan văn hóa, Gia đình đạt tiêu chuẩn Văn hoá
 
 
 
 
 
 
- Tỷ lệ % gia đình CNVCLĐ đạt Gia đình văn hoá
%
87,74
90,53
92,17
92,77
97
- Tỷ lệ % cơ quan, đơn vị, DN đạt Văn hóa
%
74,8
86,1
84,88
84,77
83,85
                      Biểu số 8 - CÔNG TÁC KIỂM TRA
Nội dung
ĐVT
Năm (2008 – 2012)
 
1. Kiểm tra thực hiện Điều lệ CĐVN
 
 
- Số lần kiểm tra
lần
2.089
+ Đồng cấp
33
+ Cấp dưới
2.056
2. Kiểm tra tài chính công đoàn
 
 
- Số lần kiểm tra
lần
856
                    Trong đó:   + Kiểm tra đồng cấp
26
- Tổng số truy thu kinh phí, đoàn phí
đồng
327.669.183
3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
 
 
- Số lượt người đến hỏi về chế độ chính sách
người
735
- Số đơn khiếu nại, tố cáo
đơn
346
Trong đó: + Thuộc thẩm quyền Công đoàn giải quyết
104
- Số đơn đã được giải quyết
40
4. Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra
lượt người
606
 
 
 
    Biểu số 9CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Nội dung
ĐVT
Năm (2008 -2013)
 
1- Tổng số cơ sở được kiểm tra
đơn vị
466
      Trong đó:   + Phối hợp kiểm tra
95
                         + Công đoàn tự kiểm tra
371
2. Tổ chức tập huấn, huấn luyện BHLĐ
 
 
- Số cuộc
cuộc
692
- Số người tham gia
người
25.346
3. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên
người
950
4. Khám sức khỏe định kỳ
lượt người
20.098
 
                Biểu số 10 –HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI, NHÂN ĐẠO, TỪ THIỆN, MÁI ẤM CÔNG ĐOÀN
 
TT
Nội dung
ĐVT
2008 - 2012
I
1. Quỹ Mái ấm công đoàn
 
 
1
 -  Tổng thu
Triệu đồng
5.568
 
Trong đó + Từ nguồn vận động CNVCLĐ
//
1.787
 
                + Từ nguồn vận động khác
                + Hiện vật (trị giá)
//
1.885
1.896
2
 - Tổngsố tiền hỗ trợ
 
 
+ Số nhà công vụ
+ Số nhà lớp học Mầm non  
+ Nhà ở Mái ấm công đoàn
+ Vở viết học sinh
+ Bút bi, hộp bút
+ Dầy, Dép Bitis
+ Cặp phao cứu sinh
+ Quần áo (mới)
 
tỷ đồng
 
nhà
nhà
nhà
quyển
chiếc
đôi
chiếc
bộ
 
4.683
 
8
1
123
10.000
600
600
1.000
2.800
II
2- Tham gia ủng hộ các quỹ xã hội khác do cấp trên và công đoàn phát động
 
 
1
+ LĐLĐ tỉnh chuyển Ủng hộ xây dựng tháp chuông Đồng lộc
triệu đồng
20

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2010-CV/TU

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh

Thời gian đăng: 28/10/2024

lượt xem: 34 | lượt tải:18

1754/QĐ-TLĐ

Quyết định số 1754/QĐ-TLĐ Về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2025

Thời gian đăng: 23/09/2024

lượt xem: 530 | lượt tải:248

32/HD-TLĐ

Hướng dẫn số 32/HD-TLĐ về việc xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2025

Thời gian đăng: 23/09/2024

lượt xem: 309 | lượt tải:160

1411/QĐ-TLĐ

Quyết định số 1411/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn

Thời gian đăng: 28/10/2024

lượt xem: 152 | lượt tải:101

24/TB-LĐLĐ

24/TB-LĐLĐ Thông báo công khai dự toán thu, chi tài chính công đoàn LĐLĐ tỉnh Điện Biên năm 2024

Thời gian đăng: 09/10/2024

lượt xem: 64 | lượt tải:35

25/TB-LĐLĐ

25/TB-LĐLĐ Thông báo công khai quyết toán thu, chi tài chính công đoàn LĐLĐ tỉnh Điện Biên năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2024

lượt xem: 96 | lượt tải:34

92/CT-UBND

Chỉ thị số 92/CT-UBND về việc trích nộp kinh phí công đoàn

Thời gian đăng: 29/03/2023

lượt xem: 1448 | lượt tải:449

5440/QĐ-TLĐ

Quyết định số 5440/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2023

Thời gian đăng: 13/10/2022

lượt xem: 3185 | lượt tải:1320

65/HD-TLĐ

Hướng dẫn số 65/HD-TLĐ hướng dẫn xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2023

Thời gian đăng: 13/10/2022

lượt xem: 2606 | lượt tải:1259

5051/QĐ-TLĐ

Quyết định số 5051/QĐ-TLĐ về việc ban hành Quy định chế độ chi tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII Công đoàn Việt Nam

Thời gian đăng: 05/08/2022

lượt xem: 5627 | lượt tải:2691
Thống kê
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay4,448
  • Tháng hiện tại230,117
  • Tổng lượt truy cập16,495,994
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây