Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 33.552 CNVCLĐ, 31.776 đoàn viên công đoàn sinh hoạt tại 982 Công đoàn cơ sở (trong đó có 932 CĐCS thuộc khu vực hành chính sự nghiệp; 50 CĐCS doanh nghiệp). Liên đoàn Lao động tỉnh đang trực tiếp quản lý chỉ đạo 10 LĐLĐ huyện, thị xã, thành phố, 03 Công đoàn ngành, 08 công đoàn cơ sở trực thuộc.
Nhận thức của cán bộ, CNVCLĐ về quyền, trách nhiệm của việc tham gia xây dựng, thực hiện QCDC đã được nâng lên. Trong hoạt động đã phát huy hiệu quả vai trò, vị trí của công đoàn các cấp, tăng cường mối quan hệ giữa công đoàn với chuyên môn, tập trung xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh. Đội ngũ cán bộ, CNVCLĐ luôn vững vàng, tin tưởng vào đường lối, chính sách pháp luật của Đảng Nhà nước, tích cực thi đua, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Các cấp Công đoàn trong tỉnh đã tích cực, chủ động, trách nhiệm cao trong việc tham gia xây dựng nhiều biện pháp quan trọng, tổ chức thực hiện bằng nhiều hình thức, luôn đề cao quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. trong mọi hoạt động, nhất là trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho CNVCLĐ được thông qua các Hội nghị CBCC, Hội nghị người lao động, trong xây dựng các nội quy, quy chế liên quan đến đoàn viên, NLĐ, ký kết TƯLĐTT đạt nhiều kết quả, phát huy được trách nhiệm dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện. Trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở, các CĐCS đóng vai trò quan trọng trong việc trực tiếp nghiên cứu, phối hợp với chuyên môn đồng cấp nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến người lao động như tiền lương, tiền thưởng, chế độ nghỉ phép, ốm đau, thai sản, chế độ BHXH, BHYT, BHTN, BHLĐ... đảm bảo quyền lợi, quyền hạn, trách nhiệm của người lao động, của NSDLĐ được làm rõ, mối quan hệ lao động được cải thiện, thúc đấy SXKD phát triển, ổn định việc làm, nâng cao đời sống NLĐ, vị thế của tổ chức Công đoàn được coi trọng, nâng lên, phát huy được quyền làm chủ của đoàn viên, người lao động.
Thư viện tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức và người lao động năm 2020 (Ảnh T.L)
Kết quả năm 2020, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã giám sát 25 cuộc, 45 đơn vị, thành lập được 05 đoàn giám sát độc lập, nội dung giám sát tập trung vào việc thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ sở theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, tổ chức Hội nghị cán bộ công chức viên chức, Hội nghị người lao động; đối thoại định kỳ, hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; vai trò của tổ chức công đoàn trong thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ sở; Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chính sách tiền lương, hợp đồng lao động, BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động và chính sách khác có liên quan đến người lao động theo quy định tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Liên đoàn Lao động tỉnh thành lập Đoàn giám sát việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của Liên đoàn Lao động tỉnh đã tiến hành giám sát 03 cơ quan, đơn vị, hành chính sự nghiệp, đơn vị hành chính cấp xã gồm: Văn phòng HĐND & UBND huyện Điện Biên; Tòa án Nhân dân huyện Điện Biên và Xã Sam Mứn huyện Điện Biên. Thông qua giám sát, năm 2020, đã có 99,9% các cơ quan, đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ công chức.
Bên cạnh đó, Công đoàn phối hợp với lãnh đạo chuyên môn đồng cấp củng cố, kiện toàn và thành lập Ban Thanh tra nhân dân ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, nâng cao ý thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; nâng cao vai trò của người đứng đầu đơn vị trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; các chế độ chính sách, quyền lợi của CNVCLĐ. Hiện nay, tổng số Ban TTND đang hoạt động có 915/941 (đạt 97%), trong đó 395 đạt loại tốt, 436 đạt loại khá và 84 đạt loại trung bình.
Trần Nga